BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 163

thế, đóng thuế cho vua quan, lãnh chúa mà người ta goị là bách tính, thứ
dân, khuất lấp trong lịch sử chỉ vì là số đông. Lúc mới làm chủ nước, Trần
đã ra quy định những người giàu có khoẻ mạnh “đời đời làm lính.” Nhưng
có thể vì là số đông, vì khả năng quản lí kém của chính quyền, lớp người
này hưởng được một chừng mực tự do trong chính sách buông lỏng mà Lê
Tắc gọi là “không trưng thâu lương thuế” nông, thương “để bớt gánh nặng
cho dân.” Tuy nhiên với các tài liệu lọc qua sử thần nho gia, ta thật khó
thấy được sinh hoạt của tầng lớp thương nhân dù rằng còn hải cảng Vân
Đồn đấy, dù rằng có lúc thấy vua mua ngọc rất đắt, mua vải “giặt bằng lửa
(một cách thức như dry cleaning ngày nay?)” may áo mà không dám mặc,
chỉ cất trong kho khiến một ông thân vương nổi lòng ham muốn đến phải
mất mạng…

Nhưng cũng chính số đông đó cùng thực tế đời sống đã làm nảy

sinh lệch lạc trong việc áp dụng các nguyên tắc tầng cấp. Vua, như đã nói,
quen với lối sống trời rộng sông dài, bực bõ trong cung cấm, đi chơi đêm
coi chữa cháy (Thánh Tông) bị bọn vô lại ném đá lỗ đầu (Anh Tông.) Vua
gả con mở hội lớn, “bày trò cho nhiều người trong triều ngoài nội đến
xem.” Đám tang của nhà vua được dân chúng chen lấn, xúm xít coi như đối
với đám ma một ông nhà giàu, phải giở mưu mẹo mới đem được quan tài đi
chôn. Tương quan trên dưới nghiêm ngặt như trong lời Hịch tướng sĩ cho
thấy lời chủ nói với tớ, kể lể những ơn phúc ban xuống đến cả những thứ
tầm thường nhất, cùng những lời trách mắng không được đền đáp cân
xứng… Thế mà vua chúa, thân tộc vương hầu trải qua những biến cố đánh
động đến an nguy bản thân của mình cũng phải cúi nhìn, quan tâm đến cả
lớp nô thường ngày bị coi thường kia.

Biến động từ vùng sa mạc xa…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.