Họ Trần vào những lúc tranh chấp chiếm quyền trên đất Đại Việt
hẳn không ngờ rằng những biến động ở vùng sa mạc xa tít mà họ chỉ nghe
thoáng trong văn thơ sáo ngữ lại có ngày tác động đến sự tồn vong của
chính họ. Thành Cát Tư Hãn chết (1227) chỉ một năm sau khi Trần chiếm
quyền nhưng đã để lại một đế quốc rộng lớn mà con cháu không đủ khả
năng quản lí toàn cục, phải chia nhỏ ra nhưng vẫn không giảm sức mạnh
tràn lấn. Nam Tống và Mông Cổ phối hợp tiêu diệt nước Kim năm 1234,
khiến Tống cuối cùng thành con mồi trực tiếp trước đội quân hùng mạnh
của Hốt Tất Liệt, kẻ chỉ huy trực tiếp bộ phận phía đông, sau sẽ thành
hoàng đế triều Nguyên của Trung Hoa. Nam Tống tuy yếu ớt nhưng đất
rộng, người nhiều không dễ chiếm đóng nên quân Mông Cổ né tránh vùng
phía đông, cho quân đánh chiếm vùng thưa thớt người phía tây để hòng tấn
công từ phía nam lên. Cho nên năm 1253, Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp
Thai vượt sông Kim Sa (thượng nguồn Irrawaddi?) đánh chiếm thủ đô nước
Đại Lí, khuất phục các tộc thiểu số ở Vân Nam. Họ Trần từ đây đã thấy
quân Mông Cổ ở sát nách mình.
Sự suy yếu của nhà Tống cũng như sự thay đổi triều đại ở Đại Việt
cũng gây nên những biến động ở biên giới hai nước. Chuyến đi sâu vào đất
Tống của Thái Tông (1241) có vẻ như một lần thăm dò lấn đất nhưng các
biến động ở vùng sa mạc cũng vọng đến tai Trần nên năm sau họ sai tướng
đánh dẹp các toán thiểu số bất phục tùng để lấy lối thông thương, nghĩ có
thể trực tiếp nhờ cậy, liên minh với Tống dù sao vẫn còn là nước lớn. Bên
trong, Trần tổ chức cai trị trong nước, định hình một nền tảng văn minh,
nhất là xây đắp sức mạnh quân sự đúng với tính chất căn bản của dòng họ:
“Nếp nhà theo nghề võ… đời đời chuộng dũng cảm” như Nhân Tông dặn
con cháu. Lề lối thiết lập sổ đinh kiểm soát nhân lực đã có nếp từ đời Lí
nay theo với quyền lực mở rọng của Trần được tổ chức chặt chẽ hơn. Quy
chế thành lập các “quân” năm 1246 cho thấy tập trung nòng cốt vào vùng
đất căn bản của Trần ở Nam Định, Thái Bình ngày nay với sự góp sức phần
lớn ở khu vực miền hạ du. Lính thuộc các đơn vị này, dù là có văn học cũng
không được chuyển đổi ra làm quan chỉ vì người ta muốn giữ tính cách ưu