BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 183

đáng chấp nhận, vì có tính cách công khai chính thức hơn là cứ xua quân
lấn chiếm.

Năm sau (1307), Chế Mân chết, Trần sợ Huyền Trân bị đốt theo nên

sai người cướp về. Kẻ thi hành phận sự tuy lãnh trách nhiệm vì thấy mình
là người tán thành hôn ước nhưng rõ là việc gian nan đó không có ai khác
chịu kê vai gánh lấy. Trần Khắc Chung biết điều ấy nên dẫn Huyền Trân
loanh quanh trên biển mà không sợ ai bắt tội – kể cả sau này bị Quốc Tảng
mắng thì cũng chỉ tránh né là được rồi. Như thế cuộc hôn nhân giữa hai gia
tộc đã không kéo dài để mối liên kết hai nước được bền lâu hơn. Chỉ vì như
đã nói, thời thế đã khác, đã có đổi thay trong triều chính, xã hội Đại Việt
cũng như Chiêm Thành khi thoát được áp lực bên ngoài để trở về với
những điều kiện phát triển khu vực.

Quanh đầu thế kỉ XIV, lớp người thời chiến tranh chống Nguyên đã

bắt đầu rơi rụng. Trần Quang Khải ít thọ nhất (1294), Trần Quốc Tuấn ra đi
(1300) gây lo lắng cho Anh Tông, Nhân Tông cũng không thể nhờ Phật
pháp kéo dài sinh mệnh (1308), Trần Nhật Duật bền dai hơn (1330) nhưng
cũng chỉ giữ nhà khi Anh Tông thân chinh (1312). Trong lúc đó thì đã có
lớp người mới nối nhau tiến lên thay đổi bộ mặt đất nước. Điểm thời gian
tượng trưng cho sự thay đổi trên tộc cầm quyền là lúc có chuyện xăm hình
rồng mà cũng tình cờ là lúc sắp chuyển đổi thế kỉ (1299). Ông thượng
hoàng Nhân Tông buộc con xăm rồng ở đùi để nhớ truyền thống “người
Miệt Dưới” nhưng Anh Tông trốn lánh vì mình đã đứng đầu nước. Ông
thượng hoàng từng đe dọa truất quyền vua khi thấy con say rượu nhưng lần
này lại không nổi giận mà bảo xăm cho người khác vì bản thân ông cũng
thấy truyền thống “đời đời làm nghề đánh cá” đã xa quá rồi, cái truyền
thống ông muốn níu kéo lại mà con ông, thuộc thế hệ khác, đã phủ nhận để
nhắc nhở ông, và nhờ đó ông đã thấy ra. Rồi theo với người trên, quân sĩ
dưới quyền cũng bỏ không xăm hình rồng nữa (1323). Tin tưởng truyền
thống phai lạt dần, đến cả ý thức hệ mới của tông tộc cũng mất sinh khí.
Lại cũng Anh Tông trả lời cho Huệ Đức Vương (một thân vương!): “Ông
cha ta xưa thường ăn chay nên ta bắt chước theo, còn ích lợi gì thì ta không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.