biết các lãnh tụ kia qua các chỉ danh chung chung “thổ tù,” “thổ hào” với
các tên họ Việt hoàn toàn: Đặng Tất, Chu Bỉnh Khuê, Nguyễn Rỗ…hay
mang dấu vết lai hiếm hoi còn sót: Phan/”phiên” Mãnh, Phạm/Kham/Cầm
(Thế) Căng (rõ là gốc Thái.) Phan Mãnh được cho trông coi quân trung
ương đóng ở địa phương, đeo vân phù vàng, tưởng có thể thừa thắng xông
tới bàn chuyện triều đình nên bị giết thảm thương (1391). Thế Căng còn
bám được lâu dài để vướng vào những tranh chấp ở địa phương Tân Bình
Thuận Hoá lúc quân Minh sang, hàng Trương Phụ làm tri phủ Tân Bình rồi
bị Đặng Tất giết (1408). Đến thời điểm này thì nên kể thêm Lộ Văn Luật,
cha con Phan Liêu, cùng thân tộc Phan Kiệt, những tên người ở thế yếu
nhưng có thể sắp xếp tương đương với nhóm Mường Thái Lam Sơn nổi bật
trong lịch sử về sau. Các vùng Trại phía nam do đó càng tham gia mạnh
hơn vào tình hình biến động mời gọi quân Minh sang.
Minh thuộc và phản ứng khác ở vùng Trại:
nhóm Mường Thái Lam Sơn
Họ Hồ chỉ chính thức là một triều đại có bảy năm (1400-1407) tuy
rằng Hồ Quý Li đã chen vào chính quyền từ 30 năm trước và để lại dấu ấn
không nhỏ trên đất nước Đại Việt. Các sử gia mang ý niệm chính thống cho
rằng việc cướp quyền Trần là lí do khiến phát sinh nội loạn và sự can thiệp
từ bên ngoài. Còn với ngày nay thì lại có lời phê phán, cho rằng sự thất trận
nhanh chóng còn do bởi sai lầm về quan niệm điều hành chiến tranh: Thay
vì sử dụng du kích chiến đúng với tầm mức nước nhỏ lại mở những trận đối
đầu công khai để bị thất bại không còn có cơ cứu vãn.
Lại cũng như ở những biến động khác, vấn đề đã phức tạp hơn nơi
các đầu óc muốn suy nghĩ giản dị. Quả thật đã có người như Trần Thiêm
Bình / Nguyễn Khang, gia nô của quý tộc Trần Nguyên Huy, cùng với các