BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 209

công lúc đầu bị Trương Phụ giết vì “kiêu ngạo… ngầm có chí làm phản”
như trường hợp Nguyễn Đại, người bắt cha con họ Hồ, được phong tới
chức Giao Chỉ Đô chỉ huy sứ nghĩa là chức chưởng nằm ở trung tâm quyền
lực thuộc địa. Con cháu họ Trần có Trần Ngỗi xưng Giản Định Đế, nổi dậy
ở đất căn bản Thiên Trường (tháng 10âl. 1407) nhưng lúc này lại là chốn
ngự trị của Minh, nên phải bỏ chạy vào Nghệ An xa. Thế là những rối loạn
dồn vào đây với những cựu thần Trần bao gồm thổ hào cũ/mới quy thuận,
chống đối, phù trợ người này người khác, may mắn chết lúc chống Minh thì
được sử quan khen tụng, rủi ro tách riêng tự chủ mà thất bại thì trở thành
“bạn thần.” Như trường hợp Đặng Tất theo Giản Định với tước Quốc công,
bị Giản Định giết (1409) sau khi giúp vua trừ khử Phạm Thế Căng, người
đầu Minh rồi xưng vương (1408, ở nam Quảng Bình.) Người con, Đặng
Dung, bỏ đi phò tá Trùng Quang, cũng không chống nổi Trương Phụ, rốt lại
vua tôi đều bị bắt giết (1413). Thoái trào chống đối đem lại thuận lợi cho
quân Minh trong một lúc: Phan Liêu báo cáo tình hình quân Trần cho
Trương Phụ tấn công, Lê Cảnh Tuân trốn chui nhủi tưởng người ta quên,
mò ra làm quan bị bắt, và người cuối cùng đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi
cùng từng chịu chức Tuần kiểm đất Nga Lạc nhỏ nhoi… Vẫn có những
điểm rối loạn khác nhưng thay đổi lớn phải đợi từ rừng núi Lam Sơn.

Đánh bắt họ Hồ xong, Trương Phụ thực hiện kiểm tra xứ sở vừa

chiếm được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3 129 500 hộ. Không rõ đơn vị hành
chính “huyện” được đặt ra vào lúc nào dưới thời Hồ. Số dân đinh 10 triệu
trở lên (tính trung bình cho mỗi hộ 3, 4 người) thật quá cao nhưng đây là
lần đầu tiên ta có số lượng dân đinh toàn vùng từ Thanh Nghệ trở ra, nằm
trọn dưới một quyền bính cho nên có thể hiểu con số chỉ còn 1/3 trong
địa chí
của Nguyễn Trãi là bao gồm vùng đồng bằng và lân cận thôi. Từ
1414 mới có kiểm tra, lập sổ bộ vùng Tân Bình, Thuận Hoá (phía nam đã
thuộc về Chàm lại.) Các vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang chỉ là “châu” đối
với Thăng Long, nay được nâng lên làm “phủ” theo cách nhìn hướng về
Yên/Bắc Kinh của chính quốc. Thế rồi đến 1417 thì hầu hết được nâng lên
thành phủ. Việc cai trị dù sao cũng cần người địa phương nên có các “thổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.