BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 233

sôi. Cấm mổ thịt làm khốn khó dân Trời, cấm nấu rượu việc tế thần phải
bỏ.
Con trai con gái thảy đều lo vất vả chầu hầu, kẻ goá con côi chịu mãi
cảnh thiêu người cắt mũi…” Từ cái thế “trên chân” mắng chửi, Thánh
Tông (hay ông quan viết từ lệnh) chen luôn vào đấy những chuyện cũng có
ở xứ mình mà làm lơ đi: giết vua cướp ngôi, hành hạ dân chúng… Khác
biệt văn hoá không cho thấy Trà Toàn lấy chị dâu làm vợ, là theo thói tục
levirat dân Việt đã bỏ, không phải là “thông dâm” để bị mắng chửi “ngập
ngụa hôi tanh loài chó lợn” cùng một kiểu với Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên
đương triều mắng vua Trần thời đã qua!

Hẳn là Thánh Tông hiểu việc từ trong quá khứ nên mới mắng Trà

Toàn “nhảm tin phật quỷ dựng tháp chùa…” bởi vì như đã nói, không có
ngôi tháp mới nào được dựng lên, tuy hẳn tin tưởng về Siva vẫn còn đâu
đấy, dân chúng Chiêm chắc vẫn còn tế lễ ở các đền tháp. Một điều khác lạ
là lệnh Cấm mổ thịt làm khốn khó dân Việt ngụ cư. Làm thịt súc vật thì hẳn
là giết bò giết heo; giết bò còn có thể cho là vi phạm tục thờ bò, nhưng giết
heo? Tục giết heo tế thần trong một trường hợp đặc biệt (tế sống

) được

Trịnh Hoài Đức nhắc ở Gia Định thế kỉ XVIII, liên hệ đến một đền ở Thừa
Thiên thế kỉ XVI, chứng tỏ người Việt ở thế kỉ trước đó cũng có thể cùng
chung hành động. Và lại còn thêm lệnh cấm nấu rượu? Lệnh cấm như thế
rõ là đã ban ra từ một triều đình Hồi Giáo, hay ít ra từ một một xứ sở đã
thấm nhuần tin tưởng của đạo Hồi để chính quyền căn cứ vào ước thúc tôn
giáo mà đem ra chống đối với lớp người theo tin tưởng khác, mở một bước
đầu trên con đường đồng hoá kẻ “ngoại đạo.” Kẻ ngoại đạo ở đây không
chỉ là dân Việt mà còn là lớp người Chàm theo Bà La Môn từ xưa, nghĩa là
sự cải giáo còn làm phát sinh bất mãn ở ngay người đồng tộc để lời Chiếu
khai thác: “(Trà Toàn) bịa điều hoạ phúc cho giòng giống Trà Toàn được
sinh sôi…” Như thế thì Trà Toàn có lẽ đã coi mình như một sultan và cho
ráo riết truyền bá đạo Hồi trong xứ.

Từ thế kỉ XI đã có những nhóm Hồi Giáo ở vùng Phan Rang. Lịch

sử Hồi Giáo ở Java có bằng cớ liên hệ với Chiêm Thành trong thế kỉ XIV-
XV. Nhà nghiên cứu ngày nay (Ngô Văn Doanh – 2002) đã chú ý rằng tháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.