BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 312

cũng cùng lí do chịu tội thất bại trong cải cách như người đồng liêu nhiều
nhiệt tình kia. Các ông này chịu rủi ro hơn một người đồng liêu khác về
sau: Lê Quý Đôn.

Cải cách thất bại, rối loạn tiếp theo càng nổi rõ hơn trong tình trạng

người cầm đầu suy nhược. Với bề mặt ổn định tương đối do các cải cách
đưa đến, cùng lúc tổ chức chặt chẽ hơn thêm với sự tập trung quyền hành
qua tổ chức Giám ban, Trịnh Giang bắt đầu hưởng thụ. Nhưng do đó ông
cũng tuỳ thuộc hơn vào kẻ thân cận khiến uy tín sút giảm đi theo với bệnh
tật phải buông bỏ quyền hành. Rối loạn ở bên ngoài, trước nhất là từ những
vùng xa. Các vùng ngoài trung châu không an toàn khiến cho quan cai trị
chỉ điều hành từ xa, phó mặc cho các phụ đạo có khi nổi dậy hoặc chém
giết lẫn nhau. Con cháu họ Mạc lẻn về cũng từng chiếm được Cao Bằng,
nên Nguyễn Công Hãng được đưa lên vùng “béo bở” đó như một ân sủng,
lại từ chối “chỉ muốn ở bên cạnh chúa” mà thôi! Các nhân vật nổi loạn thất
bại ở trung châu chuyển về hoạt động trên vùng thượng du như Nguyễn
Diên của phe Ninh Xá, có kẻ đã tồn tại đến cả đời con như trường hợp
Hoàng Công Chất – chữ lót “văn” dùng cho tên “giặc cỏ” ở Sơn Nam này
đến đây đã chuyển thành “công”/Ông khi hùng cứ cả vùng tây bắc. Đó là
chưa kể Lê Duy Mật đứng chân trên vùng Trấn Ninh xa hơn.

Những dấu hiệu nổi loạn cứ càng ngày càng to rộng hơn theo với đà

suy nhược của nhà cầm quyền. Muốn làm đối trọng đồng thời phụ giúp với
Ưu binh thì người ta lập Nhất binh như đã nói. Phép Đoàn kết, tổ chức một
loại hương binh tuy có kết quả bất ngờ là giúp cho họ Trịnh làm việc đảo
chính cung đình, thay thế Trịnh Giang, cứu vãn cơ đồ nhưng lại cũng tạo ra
tình trạng mất an ninh khác vì đã trao vũ khí vào các toán người, có lúc
thực sự trở thành trộm cướp mang danh nghĩa chính quyền. Loạn từ nhỏ ra
lớn, chứng tỏ ở trường hợp những người xuất hiện ban đầu không có họ mà
chỉ có tên trống trơn. Tế, Bồng nổi dậy, làm đà cho người đầy đủ tên họ:
Nguyễn Danh Phương đánh chiếm một vùng núi Tam Đảo cả mười năm
trời. Người nổi dậy cũng không phải là “nông dân” thuần tuý, như nhóm
Ninh Xá (1739) có bậc tôn trưởng là Nguyễn Mại, đỗ tiến sĩ, chuyển qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.