BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 387

Dù sao thì chiến thắng Đống Đa cũng đem lại một sự đổi dời dứt

khoát trên danh vị bậc cao của nước An Nam đối với nhà Thanh, trong
tương quan ngoại giao của hai nước lớn nhỏ. Toán văn thần thu nhận trên
đất Bắc đã có truyền thống giao tiếp với Trung Hoa nên giúp cho việc cầu
phong của Quang Trung suôn sẻ hơn, qua giai đoạn vấp váp ngắn ngủi ban
đầu dưới sự thu xếp của toán văn thần Đàng Trong nghênh ngang hơn. Do
thế mà phái Tây Sơn Quang Trung phải đứng trước một mâu thuẫn lớn:
Bản thân quân lực thì vẫn là của Đàng Trong mà gánh nặng tổ chức thì phải
nhắm vào Đàng Ngoài, nổi bật với các văn thần ở đấy được Quang Trung
“tái tạo” (Ngô Thì Nhậm), “đem cơ duyên” phục vụ đời mới (Phan Huy
Ích), kết thành tập nhóm quen thuộc nâng đỡ nhau (Ngô Thì Nhậm, Đặng
Tiến Đông). Mâu thuẫn lộ ra trong việc cải cách thi cử, giáo dục khi phải
kết hợp võ tướng ít học (Nho) và văn thần thông thạo kinh sử Hán, trong đó
ngầm chứa mâu thuẫn địa phương gây bất an thường trực trên đất Lê Trịnh
cũ, rồi sẽ luồn vào cơ cấu chính quyền Phú Xuân trong vai trò nổi trội của
Vũ Văn Dũng về sau. Tất cả đều không giúp gì cho việc tăng tiến lực lượng
Phú Xuân để đủ sức đối phó với Gia Định như nhận định của chính Quang
Trung trước khi mất.

Chênh mực kĩ thuật, xung đột văn hoá, và chiến

thắng sau cùng

Sử quan Nguyễn đã thấy sự tranh chiến của anh em Tây Sơn là

nguyên cớ lớn giúp cho sự phục hưng của chúa họ. Chính các thủ hạ của
Nguyễn Ánh (Tống Phúc Đạm…) lẩn lút trong nội địa đã nhận ra tình hình
thuận tiện cho công cuộc khôi phục nên nhắn Ánh trở về nước, tạo cơ sở
chiến đấu dẫn đến thành công, trước khi có viện trợ từ bên ngoài. Những
người Pháp về sau, hay những người chống đối họ Nguyễn, đã gán cho sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.