BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 59

(nửa đầu thế kỉ VII) thì có thể nghe tả: “Tục nước đó đều mở cửa phía bắc
hướng về mặt trời, còn như nhà ở hướng đông hay tây không nhất định.
Người tính hung hãn, giỏi chiến đấu, tài đi núi, quen ở nước, không quen ở
đất bằng. Bốn mùa ấm áp… không tuyết, người ở trần, đi chân đất, cho
màu đen là đẹp, quý nữ khinh nam, cùng họ kết hôn với nhau, phụ nữ đi hỏi
rể trước. Con gái lúc cưới mặc áo già bàn (?), quấn ngang tấm vải may kín
như bờ rào giếng, đầu đội hoa báu. Người có tang cắt mái tóc, coi là có
hiếu. Đốt thây ngoài nội coi là tang lễ. Vua đội mũ thiên quan, đeo chuỗi
ngọc mỗi lần ra triều, tử đệ thị thần đều không được tới gần… (Thư thông
hiếu Trung Quốc) đều viết chữ Hồ…” Gộp lại để suy đoán thì thấy dân
Lâm Áp thiên về nghề đi biển, thân tộc truyền theo dòng mẹ, việc đốt thây
có dáng như làm chứng cho các mộ chum đào được ngày nay. Một chi tiết
đáng chú ý vì còn được Lê Quý Đôn ghi thoáng chút liên hệ: Vua chúa, dân
chúng họ mặc áo vải cát bá / cổ bá / cổ bối, tên cây đã chuyển qua âm Hán
Việt nhưng còn dễ thấy nguyên gốc Mã Lai qua tiếng Anh Pháp là kapok
ngày nay

.

Đó là vải dệt từ bông (cây) gòn mà Lê Quý Đôn có ghi nhận

với tên “mộc miên”, với dư âm trong ngôn ngữ dân chúng ngày nay còn
chữ “bông gòn” để chỉ loại bông vải dùng trong ngành y tế.

Tuy nhiên cũng không hẳn có sự đồng nhất văn hoá hay chủng tộc ở

vùng này. Thứ sử Giao Châu Đào Hoàng từng tâu với Tấn Đế (353): “(Lâm
Ấp) rất nhiều chủng loại, bè đảng dựa nhau…” Ngày nay người ta còn thấy
một nhóm khá lớn nói tiếng chamic, Chàm H’roi, ở ngay phía tây kinh đô
Vijaya của các thế kỉ X – XV, vậy mà có vẻ không chút gắn bó nào với
đồng chủng phía đông. Chính sự tiếp xúc với người Hán trong tình cảnh
thuộc trị đã khiến cho một nhóm Chăm học được cách tập họp người, tổ
chức quản lí của Hán gây dựng nên một trung tâm quyền lực mà ta theo
Trung Quốc gọi là nước Lâm Ấp, trong khi không thể biết đến những tập
họp khác mà chứng cớ ngày nay vốn là từ những nhà khảo cổ. Họ tìm thấy
những tấm bia chỉ rõ vào nửa sau thế kỉ IV trên vùng Quảng Nam đến Phú
Yên ngày nay có một ông vua tên Phạn là Bhadravarman, người dựng ở Mĩ
Sơn ngôi đền đầu tiên thờ thần Civa tượng trưng bằng linga, cái linga xưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.