nhất trên vùng Đông Dương. Thung lũng Mĩ Sơn trở thành Thánh địa của
nhiều triều đại với hòn Chụp Mahaparvata lù lù to lớn trong vùng tượng
trưng cho núi Meru, trung tâm vũ trụ theo tin tưởng Ấn Giáo. Và trên vùng
Trà Kiệu, phía đông Mĩ Sơn lại cũng có tấm bia xưa nhất bằng chữ Chàm,
nghĩa là lúc đó có một tập họp nói tiếng Chàm trong vùng Quảng Nam này.
Các học giả đã cố đồng hoá ông vua này với Phạm Hồ Đạt hay Phạm Phật
trong sách sử Trung Hoa nhưng sự đối chiếu không được sít sao, không gây
được thoả thiếp. Chỉ có thể giả định rằng đó cũng là một trung tâm Chàm
khác mang dấu Ấn hoá đậm hơn, có thể là Amaravati với kinh đô
Sinhapura, nòng cốt của tập họp mang tên Champa sau này, kết hợp với
Lâm Ấp trong sự phát triển để đương cự với nhà cầm quyền thuộc địa
phương bắc.
Vào giữa thế kỉ III, Lâm Ấp đã lấn ra đến sông Gianh ngày nay, đẩy
tiền đồn đến nơi này mà có người đoán định là thành Khu Túc. Phạm Văn,
người với kiến thức Hán nhiều như đã nói, có bốn năm vạn quân (Tấn thư)
từng đánh chiếm các vùng mang tên không Hán tí nào, nghĩa là ngoài vòng
của Nhật Nam, bên trong của Lâm Ấp: Đại Kì Giới, Tiểu Kì Giới, Thúc
Bộc, Từ Lang, Khuất Đô Càn, Lỗ Phù Đan. Với lực lượng đó, năm 347,
Văn công hãm Nhật Nam, giết thái thú, san bằng thành trì rồi đề nghị lấy
Hoành Sơn làm biên giới và còn tiếp tục đánh phá các năm sau cho đến khi
chết. Sức phản công của châu Giao đối với Lâm Ấp nổi rõ khi có sự hợp
nhất từ trung ương như nhà Tấn với thứ sử Nguyễn Phu (353), với các quan
thuộc địa cai trị nổi bật như trường hợp nhà họ Đỗ các năm 381, 399, 413
còn thì chỉ nghe những lời than phiền bất lực: “(Lâm Ấp hàng năm) cướp
bóc dân lành, phá quận huyện, giết hại trưởng lại.” (Lời Đào Hoàng,
chuyện TT
nhắc năm 353.) Vào thế kỉ sau, Phạm Dương Mại đầy tự tín nên
đề nghị với vua Lưu Tống để mình cai trị châu Giao (432) khiến Tống phái
Thứ sử Đàn Hoà Chi đánh phá kinh thành, xâm nhập sâu vào đất kẻ địch
(446). Càng về sau quan chức Trung Hoa càng tiếp xúc sát sao hơn với tình
hình của nước mà họ vẫn còn gọi là Lâm Ấp, cho nên ta thấy họ ghi nhận
các tên vua hoặc rõ nghĩa như Dương Mại / Yan Mah (Vua Vàng) hoặc