BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 63

người cho là từ tiếng Khmer phnom, bnam có nghĩa là núi, riêng ông
Lương Ninh cho bnam là tên tộc người – người Núi.

Dù thế nào đi nữa thì

hình ảnh “núi” cũng được lưu giữ như một tiêu biểu cho các vua Phù Nam
để chuyển qua triều đại trên đảo Java và trở lại với đế quốc Angkor rồi rơi
rớt nơi biệt hiệu của một tướng cướp Nam Bộ thời Pháp thuộc, còn lưu giữ
tiếng tăm bằng một hồi kí thời VNCH: Sơn Vương.

Dấu hiệu bản xứ thấy nơi lời tả về hình dáng người dân, về tình

trạng có nữ chúa cầm đầu và hẳn là có sinh hoạt trồng lúa nước, hay đúng
hơn, là khai thác “lúa trời” (Oryza rufipogon và Oryza nivara), lúa hoang
còn thấy gần đây nên được ghi nhận “một năm trồng, thu hoạch ba năm.”
Bia Đồng Tháp Mười nói đến một “Đức vua… khơi cạn nước biến biển sữa
bằng một đầm hồ hương thảo [khai khẩn, khơi úng, đắp đất làm đền, làm
hồ nước]..,” một vị hoàng tử “được cai quản một cơ sở gồm những người
sống bằng lộc thánh (trên đất khai khẩn) từ bùn lầy…” Những hồ nước
công cộng như thế, có tên trapeang,

được khuếch trương về sau trong việc

xây dựng Angkor của Kampuchia và cũng còn trong danh xưng tỉnh Trà
Vang/Vinh cũ, chuyển qua tên ao Bà Om gần tỉnh lị. Dòng thương mại Ấn
Hoa trong sự khai thác vàng bạc, hương liệu Đông Nam Á mở rộng con
đường giao thương từ Ấn theo thuyền đến bán đảo Mã Lai, chuyển đường
bộ qua eo Kra, lại lên thuyền qua vịnh Thái Lan đến vùng Tây Nam Bộ
ngày nay trước khi hướng về phía Bắc, đã mở đường cho hình ảnh Hỗn
Điền vượt biển đến nơi này. Truyền thuyết thành lập Phù Nam cũng được
ghi trên bia Mĩ Sơn III với nhân vật mang tên Ấn tương đương: Kaundinya,
người lấy công chúa Soma, con gái vua tộc Naga. Do đó Hỗn Điền chỉ là
tên Hán hoá của Kaundinya, cũng không phải là một danh xưng cá nhân mà
là tên của một tộc tăm tiếng ở tây bắc Ấn.

Phạm Sư Man (cầm quyền khoảng 225-230) khuếch trương quyền

lực “tiến đánh hơn 10 nước… mở rộng đất đai năm sáu ngàn lí” có vẻ như
đã bao trùm cả vịnh Thái Lan, khiến chính quyền nhà Lương biết đến danh
hiệu “Phù Nam Đại Vương” của ông ta. Kết quả là đất nước có thành trì, sử
dụng chữ Phạn để ghi chép, có thư viện lưu trữ. Văn tự tìm thấy trên những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.