BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 65

lề. Một tập họp người ở vùng Korat của Thái Lan ngày nay phát triển thành
tộc người Khmer, lập nước được sử Trung Hoa gọi là “Chân Lạp, nguyên là
thuộc quốc của Phù Nam, họ vua là Sát Lợi, tên là Chất Đa Tư Na
(Sitrasena/Mahendravarman) đã dần dần làm cho nước trở nên cường
thịnh… bèn chiếm luôn cả Phù Nam” (Lương Ninh dẫn Tuỳ thư

). Chất Đa

Tư Na chết năm 624, và có thể coi như Phù Nam đã tan rã vào đầu thế kỉ
VII, các tàn dư quyền bính rải rác trong vùng không còn giữ được uy danh
lớn lao như cũ nữa. Vùng đất sau này gọi là Khmer Krom (Khmer hạ) nằm
lệch bên lề của đế quốc Angkor xây dựng trên cơ sở nông nghiệp vùng
Biển Hồ, chỉ có dân cư tụ tập trên những giồng đất cao trong thế tạo dựng
của một lưu vực sông lớn (Mekong) nên không có ưu thế khai thác theo lối
vùng trên nữa, đành phải chờ đến những biến động khác mới trở lại trên
chính trường khu vực.

Chuyển hoá trong thời thuộc trị: Vấn đề Sĩ

Nhiếp và bóng dáng các lực lượng mới của thuộc địa

Phần thuộc địa còn lại của Trung Quốc phải chịu qua ảnh hưởng của

sự thịnh suy, hưng vong của các triều đại cầm quyền từ trung ương. Như đã
thấy, vai trò của Mã Viện tuy được nhấn mạnh vào sự thay đổi sau biến
động năm 40 nhưng điều chính yếu là từ đây, các triều đình Hán tộc đã
chuyên chú đến phương Nam nhiều hơn vì nguồn lợi thổ sản nhiệt đới ở
đây đem về cho chính quyền, và nhìn với vị trí trung gian giao thương xa
hơn về phía tây, nam của vùng đất này. Nhưng ý muốn lấn lướt, đi sâu vào
việc cai trị dân bản xứ không phải lúc nào cũng đạt được kết quả. Nhà Hán
tàn tạ thì thời đại Tam Quốc tiếp theo chỉ có nước Ngô (222-277) can thiệp
mạnh vào thuộc địa mà lại cũng không bền lâu. Dấu ấn “Ngô” chỉ người
Trung Quốc trong tâm trí người Việt miền Bắc có lẽ một phần là do sự lưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.