giữ về một thời Sĩ Nhiếp làm “Nam Giao học tổ” của các nhà nho truyền lại
như sẽ bàn tới. Một triều Tấn với thời gian thống nhất ngắn ngủi, chuyển
quyền hành qua các triều đại phía nam, ảnh hưởng trực tiếp đến thuộc địa:
Lưu Tống (420-479), Tề (479-502), Lương (502-557), Trần (557-589).
Quyền bính trung ương yếu ớt dẫn tới sự tự chủ của các quan lại địa
phương mà nổi bật lên lúc đầu là trường hợp Sĩ Nhiếp (137-226).
Có thể nói đại khái, Sĩ Nhiếp vốn là Thái thú Giao Chỉ của nhà Hán
tàn tạ đã chuyển sang dùng cống sứ hối lộ thần phục nhà Ngô rồi dựa vào
thế phân tranh mà Ngô phải chịu để trấn giữ thuộc địa như một vùng đất tự
trị với quyền hành phân phối cho anh em trông coi cả biên cảnh Giao Chỉ
bộ (Hợp Phố, Quảng Châu, Cửu Chân). Chứng nhân đương thời ghi nhận
ông “mỗi khi ra vào chuông khánh đánh lên thật uy nghi, kèn sáo, trống
phách, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi bên đốt hương, hàng chục thê thiếp
ngồi trong xe, đệ tử cỡi ngựa đi theo, uy chấn vạn lí đến Uý Đà cũng không
hơn được…” Rõ ràng tính chất trọng tâm của quận Giao Chỉ trên toàn thể
thuộc địa đã được kết tập từ đây.
Vấn đề được đưa ra là kí ức về Sĩ Nhiếp đã được lưu giữ ở địa
phương thật lâu dài và vượt quá tầm mức của một ông quan cai trị một
quận, dù là quận trù phú. Sau ông cũng có những dòng họ được chính
quyền trung ương giao cho trọng trách trấn giữ thuộc địa suốt đời, cả đến
trường hợp cha truyền con nối như Đào Hoàng từ Ngô qua đầu Tấn, họ Đỗ
với Đỗ Viện, thứ sử Giao Châu 381, có con là Đỗ Tuệ Độ thay 411. Thế mà
cho đến thời gian gần đây (chúng tôi không rõ tình hình sau thời Phá đình
của VNDCCH) Sĩ Nhiếp vẫn còn được thờ cúng. Ông được sắp xếp ở hàng
đầu trong danh mục thần linh đất Việt (Việt điện u linh tập)
với hai dấu vết:
nơi thờ và mộ táng, trên đất Hà Bắc, năm 1706 còn được dân đúc ngựa sắt
cho miếu đền. Tại sao? Lí do có lẽ vẫn nằm trong vấn đề “có chữ.” Sĩ
Nhiếp được lưu truyền là nhờ tầng lớp nho gia ghi nhớ, tôn sùng. Châu
Giao là đất dung chứa những người lánh nạn từ các biến loạn triều đình
phương Bắc, tuy nhiên với sử sách ghi lại thì chỉ có thẩm quyền địa phương
là Sĩ Nhiếp chiếu cố đến họ nhiều nhất kể cả với những trường hợp có bất