di vật Óc Eo là loại chữ Phạn cổ. Giao tiếp về xa được người Hán ghi nhận
là Phạm Chiên (khoảng 230-250) sai sứ cống nhà Ngô, Phạm Tầm (250-
290) tiếp phái bộ Khang Thái Chu Ứng, năm 289 còn sai sứ cống Tấn Vũ
Đế. Sau các năm 268, 285 cũng có ghi sứ Phù Nam đến. Khảo cổ học đồng
bằng Cửu Long tìm được huy chương, đồng tiền vàng hình các Hoàng Đế
La Mã Antonius Pius (138-161), Marcus Aurelius (161-180), có phù điêu
vua Ba Tư trên hột thuỷ tinh… Dấu vết còn lại như thế cho thấy một sự
phát triển cương vực của Phù Nam trong những thế kỉ đầu Công nguyên,
dẫn đến sự thành lập một “đế quốc,” hẳn là không được chặt chẽ lắm vì
phải tuỳ thuộc nhiều vào yếu tố giao thương trong vùng.
Sự toả rộng như thế cũng làm yếu các thành phần ở trung tâm cho
nên ta thấy những chuyện tranh đoạt quyền bính gay gắt (ví dụ sau thời kì
Phạm Sư Man) gây ra những sự tàn phá chắc đã để lại trên lớp đất khảo cổ
năm 1944. Do đó những người xây dựng các triều Phù Nam tiếp theo lại
cũng từ nơi xa đến, với những Kaundinya mới, theo lời phân trần với vua
Trung Quốc là “do thần nhân phái đến cai trị” (Phù Nam) nhưng hẳn không
phải được mời gọi mà là bằng kết quả của binh đao giống như nhân vật
trước kia. Đó là người được Tấn thư
ghi tên Chiên Đàn (Chandra), gốc
Thiên Trúc, cống voi năm 357. Tình hình như thế khiến cho tính chất Ấn
hoá sâu đậm hơn trong giai đoạn chuyển hoá này của Phù Nam. Tiếp theo
là “vua nước Phù Nam họ Kiều Trần Như tên Đồ Gia Bạt Ma [lại cũng
Kaundinya] phái thuyền buôn đến Quảng Châu, năm 484 dâng biểu xưng
thần” với nhà Lưu Tống, xúi Tống đánh Lâm Ấp, hay ít ra là không can
thiệp để Phù Nam tự mình thanh toán kẻ thù. Sử Trung Quốc cho biết
khoảng giữa thế kỉ V có một hoàng tử Phù Nam làm vua Lâm Ấp (hay một
vùng của khu vực được cho là của Lâm Ấp).
Tuy nhiên mối lo không phải là từ phía Lâm Ấp mà là từ những thế
lực xa. Theo với sự chuyển hướng buôn bán từ vai trò tham dự của Trung
Quốc, đường giao thương đông tây sẽ không sử dụng lối chuyển vận phức
tạp qua bán đảo Mã Lai ở eo Kra mà thẳng bằng đường biển, vòng xuống
tận cùng phía nam qua eo biển Sunda, như thế là bỏ rơi Phù Nam sang bên