BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 67

đồng, xung đột. Tên Sĩ Nhiếp được ghi nhớ ngang với Triệu Đà trong chiếu
vua Hán ban cho chính ông, trong chiếu vua Tống cho Lê Hoàn, còn được
đề cao hơn Triệu Đà trong lời thư Trần Quốc Huy đương thời. Quyền tước
và danh vọng văn hoá khiến ông được tôn “vương”, gọi là “Nam giao học
tổ,” nghĩa là tán tụng bởi thành phần trí thức tụ tập quanh ông. Những
người tị nạn với chức tước, đất đai được ban phát, che chở rồi sẽ trở thành
một tầng lớp trí thức có tài sản, sẽ bám chặt vào địa phương hơn là các
quan chức đến rồi đi theo sự bổ nhiệm của triều đình. Những mẫu nhà thu
gọn có lầu gác, sân trong ở Phao Sơn (Hải Dương) hay có tường thành,
vọng canh ở Nghi Vệ (Bắc Ninh) do khảo cổ học đào được chứng tỏ dấu
vết hiện diện của những lớp người thực dân đời Hán đó. Có điều chúng ta
không biết đến lúc nào thì con cháu những người này ý thức được mình là
người địa phương.

Sử Việt cho rằng Sĩ Nhiếp sáu đời ở Giao Chỉ thì thành người địa

phương, trường hợp Lí Bí cũng có thể kể như vậy tuy ông này còn một
khoảng thời gian xa hơn đến vài trăm năm sau nữa. Sử Việt cũng rộng rãi
cho cả Đỗ Viện (381) là “người Chu Diên nước ta.” Cho nên cũng khó thấy
mức độ nào là dân địa phương thực thụ, những người nổi dậy như Lương
Thạc (đầu thế kỉ IV, liên quan đến các năm 322, 323), Lí Trường Nhân
(468), Lí Thúc Hiến (479)… Chỉ có thể phỏng đoán theo chức vụ, vai trò
thấp thỏi như “đốc quân dưới trướng (Thái thú),” “người trong châu”… để
xác định mà thôi. Trường hợp Bà Triệu (248) thì dễ tin nhờ tính chất
“người khổng lồ” vú-dài-ba-thước còn lưu dấu trên bán đảo Đông Dương
ngày nay. Những Lạc hầu, Lạc tướng đeo ấn đồng thao xanh làm huyện
lệnh qua cơn bão Mã Viện hẳn đã trở nên hiếm nhưng dấu vết một Khu
Riên / Kurung liên hệ đến chức vụ công tào ghi công lao của quận thú, trở
thành thân thuộc / người mở đầu nước Lâm Ấp cũng là chứng cớ gián tiếp
cho sự hiện diện trong thời gian tan rã này của những người thuộc “chế độ
cũ” đi vào làm nhân viên cấp thấp trong hệ thống cai trị.

Lại cũng chứng nhân Tiết Tổng kể chuyện thuộc địa: “Thái thú Cửu

Chân là Đam Manh vì bố vợ là Chu Kinh mà bày tiệc mời các quan to. Khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.