BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 78

như Lư Tổ Thượng không dám đi nhậm chức ở Giao Châu đến nỗi bị giết,
thêm việc đày các quan lại không được ưng ý đi phía nam chứng tỏ vẫn còn
có sự e ngại vùng

hiểm độc, nhưng lại là dấu hiệu khác cho thấy triều đình

đã đủ vững tin nơi quyền lực bao trùm của mình trên khắp đế quốc. Địa
phương đã có những người làm quan to trong triều Đường như hai anh em
họ Khương – Công Phụ và Công Phục. Những người đi đày là trí thức nho
sĩ, cựu quan chức nên cho thấy thêm các dấu hiệu sinh hoạt ở thuộc địa
phồn tạp hơn. Họ thường tiếp xúc với trí thức địa phương, trong trường hợp
này lại là những nhà sư, vừa vì là gặp kẻ “có chữ,” vừa hợp với tình trạng
thất thế u uất bị xô lệch bên lề xã hội của họ. Nhà sư nằm trong một dòng
tôn giáo quốc tế nên cho thấy cả những người đi thỉnh kinh, truyền đạo
xuyên qua đại dương trên những tàu thuyền ngược xuôi buôn bán khắp
vùng biển cả nối kết lục địa hải đảo mà An Nam, Lâm Ấp / Hoàn Vương là
một bộ phận.

Hợp tác và chống đối ở phủ Đô hộ An Nam

Không nhà cầm quyền nào ghìm giữ được xã hội khỏi thay đổi bởi

vì ngay chính sự chuyển đổi là có lợi cho họ, tuy nó chứa chất mầm mống
đảo lộn mà họ phải lo đối phó, đề phòng. Cũng không ai tự dưng buông bỏ
quyền lực nên vấn đề còn lại chỉ là sự cân bằng mà người cầm quyền thao
túng được hay không mà thôi. Thuộc địa An Nam của Đường trong phát
triển cũng tạo ra những vấn đề hợp tác và chống đối của dân địa phương
như bất cứ nơi nào khác, còn dân địa phương thì cũng phải thay đổi theo
với tình thế của thời đại dẫn dắt.

Cuộc loạn năm 687 xảy ra vì Đô hộ Lưu Diên Hựu bắt các hộ người

Lí thay vì nộp một nửa thuế theo chủ trương triều đình dành cho dân không
phải Hán, nay phải nộp đủ. Không thấy nêu lí do nhưng có lẽ dưới mắt viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.