trông rất đáng ngại trên khuôn mặt hầu như lúc nào cũng khắc khổ đăm
chiêu.
Không khí trong phòng, bao quanh bàn ăn, im lặng ngột ngạt. Mãi sau, nữ
chủ nhân mới buông sõng mấy câu. Giọng nói của bà tràn đầy phẫn nộ:
_ Hơn nửa tiếng đồng hồ rồi đấy! Cái thằng Sinh này thật là quá lắm. Nó
muốn người ta phải bưng hầu lên tận phòng ngủ chắc! Con trai con đứa gì
mà…! Sáng bạch nhật ra, hơn chín giờ rồi, còn chưa muốn dậy nữa.
Tường Vân rụt rè nhìn mẹ:
_ Thưa mẹ, đây là lần đầu tiên anh Sinh dậy trễ!
Bà Án Bùi quắc mắt nhìn con gái:
_ Đúng đó Tường Vân! Đúng, đây là lần đầu tiên anh con bắt đầu mất đi
đức tính tôn trọng giờ giấc, đồng thời, tất cả các thói quen tốt nữa. Nhiều…
rồi sẽ còn nhiều nữa…hừ!
Tiếp theo câu nói là một tiếng thở dài.
Cậu Sinh, người con trai duy nhất của bà, năm nay đã hai mươi tuổi. Cao
lớn, khỏe mạnh, chàng đúng là hình ảnh của cụ Án ông, người chồng yêu
quý của bà đã bị ngộ nạn tử thương trong một cuộc đi săn hồi mười năm về
trước.
Ngòai hai cô gái, một cô chị, một cô em, cậu Sinh, con trai duy nhất thừa
hưởng máu huyết của cha, vóc người khôi ngô, cường tráng. Sắc diện thanh
tú, chàng có vẻ đẹp hào hoa. Nhưng Sinh giống cha nhất ở điểm tính tình
bay bướm. Do đó, dân trong vùng Phú Hộ, nhất là các cô gái sinh đẹp con
nhà giàu, hầu hết không nhiều thì ít, đều thầm mong được lọt vào mắt của
cậu công tử con quan, nhà giàu, đẹp trai, học giỏi.
Lại tiếng nói của bà Án:
_ Tường Vân! Chị con đi vắng, bữa nay con giúp mẹ sửa sọan mấy khóm
hồng nhung ngoài vườn cho xong đi, nghe!...Ồ, quái thật! Thằng Sinh làm
cái gì mà giờ này cũng chưa thấy xuống?
Bấy giờ mới nghe cô giáo Bạch Xuyến lên tiếng:
_ Thưa cụ, hay cậu Sinh bị đau chăng?
Một tia nhìn hoài nghi loáng nhanh trong đôi mắt nữ chủ nhân. Nhưng sau
vài giây ngập ngừng do dự, bà Án Bùi cũng bấm chuông gọi gia nhân. Chị