THÍCH BẢO QUẢN BẰNG TỦ LẠNH
Thực phẩm có thể bảo quản tươi bằng tủ lạnh nhưng phải có thời hạn
nhất định của nó. Vì vậy, tốt nhất vẫn là mua đồ tươi về ăn, ăn bao nhiêu
mua bấy nhiêu. Như rau chân vịt, nếu để 4 ngày ở 200C thì acid folic sẽ
giảm đi 50% kể cả bạn để ở trong nhiệt độ 40C thì 8 ngày sau, nồng độ acid
folic cũng sẽ giảm đi 50%. Vì vậy, nên rút ngắn thời gian cất đồ trong tủ
lạnh.
Cho kiềm vào khi ninh cháo: mọi người cho rằng khi ninh cháo cho kiềm
vào thì vừa nhanh và vừa sánh. Nhưng họ đâu có biết rằng làm như vậy thì
sẽ hủy hoại mất lượng vitamin có trong gạo. Vì vậy khi nấu cháo không
nên cho kiềm vào, khi luộc ngô có thể cho một ít kiềm vào cũng được. Vì
trong ngô có chứa nicotinic acid dạng kết hợp, cho kiềm vào sẽ làm cho
nicotinic dạng kết hợp trở thành nicotinic dạng tự do được cơ thể hấp thụ.
Ngoài ra, nếu vo gạo kỹ quá thì sẽ làm mất đi các hợp chất của vỏ ngoài hạt
gạo, khiến cho các chất dinh dưỡng mất đi rất nhanh.
NẤU NƯỚNG KHÔNG ĐẬY NẮP VUNG
Nhiều người khi xào rau đều quen không đậy nắp vung. Như vậy là tự
bạn đã để mất đi lớp bảo vệ các chất dinh dưỡng của rau. Không chỉ xào,
mà khi luộc, ninh... các loại vitamin dạng hòa tan sẽ bị bốc hơi theo hơi
nước. Vì vậy, bạn cần chú ý đậy vung để bảo vệ các chất dinh dưỡng có
trong thực phẩm nấu nướng.
ĐUN LỬA TO
Nhiều người có thói quen đun lửa thật to thì thức ăn bỏ ra sẽ nóng hôi
hổi. Làm như vậy món ăn sẽ ngon nhưng còn các chất dinh dưỡng thì
không biết còn lại được bao nhiêu. Các loại vitamin B, C và amino acid có
nhược điểm chung là sợ lửa to. Nếu đun ở nhiệt độ 800C trở lên thì các