Mười năm trước, tôi quen một nhân viên điều hành. Anh rất bất ngờ khi bị
công ty cho nghỉ việc sau nhiều năm anh trung thành làm việc cho công ty.
Anh không cho gia đình hay bạn bè biết về việc này. Hàng sáng vẫn đúng
giờ đi làm, anh lại cắp cặp đi ra ga xe lửa, lên chuyển tầu đến Manhanttan.
Ở đó, anh đi lang thang khắp nơi quanh quảng trường Thời đại hay các thư
viện công cộng và chờ đợi cho đến lúc hết giờ làm việc rồi lại lên tàu vẻ
nhà.
Sau gần hai tháng, mọi chuyện vỡ lở khi vợ anh, vốn vẫn không hay biết gì,
vô tình gọi điện thoại đến nơi anh từng làm việc. Một kết thức đáng buồn,
nhưng nó chỉ cho chúng ta thấy mọi người đều có những ảo tưởng to lớn
không ngờ trong việc cố gắng giữ gìn hình ảnh của mình trong mắt những
người mà họ quan tâm. Khi xem các vở kịch của Eugene O"Neil và
Tennesse Williams, bạn cũng thấy tác giả đề cập đến chủ đề này - lúc nào
mọi người cũng phải giả bộ và quá ảo tưởng với ý nghĩ phải giữ "thể diện"
cho mình.
Khi bạn đã hiểu được răng mỗi cá nhân đều có tâm lý giữ thể diện cho
mình một cách vô lý và tuyệt vọng như vậy thi chúng ta luôn phải tránh gây
ra bất cứ sự xúc phạm nào với những người mà mình tiếp xúc, nhất là cả
những nơi đông người. Bạn phải tự rèn luyện bản thân để có thể nói chuyện
thẳng thắn với các đối thủ khác biệt với mình vẻ quan điểm mà không làm
mất thể diện của họ.
Bạn cần có khả năng bày tỏ rõ quan điểm, chính kiến của mình, đồng thời
không biển họ trở thành một kẻ hiềm khích mất tự chủ. Bạn phải luôn ghi
nhớ một nguyên tắc vật lý: "Mọi lực tác dụng đều có phản lực. " Nguyên
tắc này đã được nhà kinh doanh chứng khoán xuất sắc Bernard Baruch
nhấn mạnh khi nói: "Hai điều có hại cho trái tim của bạn là chạy lên gác và
bôi nhọ thanh danh người khác. "
Tôi xin đưa ra hai ví dụ để làm rõ hơn mối nguy hiểm cũng như hậu quả có
thể xảy ra nếu bạn khiến cho một người nào đó trở thành kẻ hiềm khích
cảm tính.
Ví dụ thứ nhất là về giám sát viên Kate, một Nhân viên có năng lực làm
việc cho một công ty lớn có chính sách "mở cửa". Đường lối này có nghĩa