lấy từ các nguồn dữ liệu vô cùng chính xác. Khi kết thức, bà vừa cất tài liệu
vào trong cặp và vừa hỏi một câu lấy lệ: "Có ai có nhận xét gì không?"
Khi đó, Vince "thọc gậy bánh xe" một cách không chủ ý và chỉ ra một số
điều phi lôgic ở các con số thống kê. Nhiệt tình hơn, anh ta còn đưa ra lý lẽ
đầy thuyết phục để chứng minh rằng kết luận của bà hiệu trường và kế
hoạch hành động không thể dựa trên những số liệu thống kê mà bà vừa
trích dẫn ra.
Những tuyên bố của Vince lúc đó chẳng khác nào gáo nước lạnh dội thẳng
vào bà hiệu trưởng, người có trình độ cao vẻ mặt toán học và luôn trích dẫn
câu nói của danh họa Michelangelo: "Những thứ nhỏ nhặt tạo nên sự hoàn
hảo, nhưng sự hoàn hảo không phải là điều nhỏ nhặt. " Không ai nói cho
Vince biết hậu quả tai hại của việc này. Chỉ biết rằng, sang kỳ học sau,
Vince được chuyển sang làm giáo viên dạy bóng đá thay vì bóng chuyền và
một năm sau, anh ta bị chuyển sang dạy học ở một trường cấp ba khác cách
rất xa nơi mình sống.
Theo tôi được biết, Vince hiện nay vẫn đang phải vượt qua một chặng
đường dài để đi từ nhà đến nơi làm việc. Còn sự nghiệp thì đi xuống. Con
đường đến được thành công vẫn còn nặng gánh trên vai.
Hai trường hợp kể trên giúp bạn nhận ra hậu quả nếu bạn có ý định bôi nhọ
ai đó trước mặt mọi người. Ngay cả khi lời nhận xét của bạn chí lý thì vẫn
phải tránh làm họ bẽ mặt ở nơi đông người. Làm như vậy không chỉ vì họ,
mà còn vì chính bạn. Cuối cùng, việc tránh tạo ra đối thủ cảm tính, hiềm
khích chính là để tránh gây ra sự thất vọng bất mãn về nhau.
Vậy làm cách nào để chắc chắn rằng bạn sẽ không biến ai đó trở thành đối
thủ cảm tính? Tôi có nguyên tắc "hai không" rất đơn giản sau:
1. Không bao giờ quên thái độ của bạn là sức mạnh
Bạn có nhớ trước đó tôi đã từng nói đàm phán, dù là ở nơi làm việc hay ở
nhà, đều là một trò chơi - "Để tâm, nhưng đừng quá để tâm. " Ngay cả khi
bạn có lý do để trả miếng ai đó thì cũng phải biết kiềm chế. Hãy nhớ, một
hành động khiêu khích không làm bạn bực tức, mà thực chất vấn đề là bạn