cho rằng hành động đó khiến mình cáu giận. Không ai và không cái gì có
thể làm bạn bực mình nếu bạn không cảm thấy bực mình. Tổng thống thứ
ba của Mỹ Thomas Jefferson đã bàn về cách cư xử này khi nói: "Không gì
có thể khiến một người trở nên cô ưu thế hơn người khác nếu luôn giữ
được thái độ tươi tỉnh và điềm tĩnh trước mọi tình huống xảy ra. " Hãy luôn
tự nói với chính mình: "Đây là một trò chơi. Đây là một thế giới đầy ảo
tưởng, Phương pháp đã được lĩnh hội thi không còn là phương pháp nữa.
Tôi để tâm, nhưng sẽ không để tâm quá nhiều. "
2. Không bao giờ phán xét hành động và động cơ của người khác
Vì bạn không thể nhìn sâu vào trái tim hay khối óc ai đó nên thật ngớ ngẩn
khi bạn tin rằng mình có thể biết được động lực thức đẩy họ. Thậm chí, đến
họ cùng còn chẳng biết được.
Thêm nữa, nếu bạn vội vàng phản ứng và phán xét thông tin vùa mới nghe
được thì người nói sẽ rút lui hoặc mất hứng.
Ví dụ, một đứa trẻ về nhà vào một buổi tối và nói chuyện thoải mái với bó
mẹ: "Bố mẹ biết gì không? Con đã được mời hút một điếu xì gà có cần sa
đấy. "
"Mày làm cái gì!", hai vị phụ huynh cũng hét lên và đứa trẻ giật mình trước
sự phản ứng thái quá của họ. Một cách vô thức, đứa trẻ co rúm lại và tiếp
đó là thái độ ngập ngừng. Cuộc thảo luận này sẽ cởi mở và công bằng đến
mức nào?
Tạm quên đi cuộc đối đầu ngay tại thời điểm đố, thế còn về tương lai thì
sao? Trong những tháng tới, năm tới, liệu đứa trẻ này có còn dám thổ lộ
những thông tin như thế này cho cha mẹ không? Tôi không chắc.
Nếu bạn dùng cách phản ứng như vậy ở nơi làm việc và ở nhà thi bạn đang
làm cạn dần nguồn thông tin đa chiều đến với mình và khả năng thoả thuận
của bạn với người khác để họ thực thi cam kết sẽ bị rơi rớt thảm hại.
Kiểu thái độ phản ứng bộc phát của cha mẹ như trên là cực đoan, nhưng
ngoài ra còn có rất nhiều kiểu đánh giá tiêu cực khác mà chúng ta thường
dùng ngôn ngữ để thể hiện.