Tôi nói: "Bình tình nào. Anh đang định nói gì thế?"
Bạn trả lời: "Sô. . . số. . . số"
Tôi nói: "Nó có nghĩa là số một à?"
Bạn gật đầu: "Được thôi, cái gì là số một?"
Bạn trả lời, "Cái gi. . . gi. . . gi. . . "
Tôi nói: "Ý anh nói là giá?" nền văn hóa khác nhau, ngôn ngữ thường được
sử dụng để ngụy trang. Tôi nhận ra điều này vì nhiều năm trước đây, tôi
nhìn thấy ba quý ông người Nhật (đại diện cho hãng hàng không Nhật Bản)
sử dụng quy tắc này khi làm việc với nhóm các nhà quản trị giỏi của một
tập đoàn Mỹ.
Buổi thuyết trình của tập đoàn dành cho những người đến từ phương Đông
thật hoành tráng. bắt đầu từ 8 giờ sáng, nó kéo dài hai tiếng rưỡi đồng hồ.
Với sự trợ giúp của các biểu đồ, bản in vi tính trau chuốt và các dữ liệu hỗ
trợ khác, ba máy chiếu liên tục chiếu ra các hình ảnh kiểu Hollywood, để
thanh minh cho giá bán.
Trong suốt buổi trình diễn hào nhoáng này, những người Nhật ngồi im lặng.
Cuối cùng, với vẻ mặt rạng rỡ đầy hy vọng và tự mãn, một nhà quản trị
người Mỹ bật đèn lên và quay sang những khách dửng dưng từ Nhật Bản:
"Thế nào. . . các ông nghĩ sao?"
Một người Nhật mỉm cười lịch sự và trả lời: "Chúng tôi không hiểu. "
Máu chảy dồn lên khuôn mặt nhà quản trị: "Ý ông là gì, ông không hiểu?
Ông không hiểu cái gì?"
Một người Nhật khác mỉm cười lịch sự và trả lời: "tất cả. "
Tôi chăm chú nhìn nhà quản trị đang nản chí và nghĩ anh ta đang bị nhồi
máu cơ tim. "Từ lúc nào vậy?", anh ta hỏi.
Người Nhật thứ ba mỉm cười lịch sự và trả lời: "Từ khi đèn tắt. "
Nhà quản trị dựa vào tường, nới rộng chiếc cà-vạt đắt tiền và rên rỉ một
cách chán nản: "Thôi được. . . các ông muốn chúng tôi làm gì?"
Cả ba người Nhật cùng trả lời: "Anh có thể làm lại được không?"
Ai bây giờ đang đùa giỡn với ai? Làm thế nào để có thề lặp lại một cuộc
trình diễn hai tiếng rưỡi đồng hồ với dù chỉ một chút hăng hái và thuyết
phục như ban đầu? Giá bán mà tập đoàn đưa ra trôi xuống cống.