Nếu bạn thích thú với những điều xung quanh, bạn sẽ khó quên hơn. Nếu đi
nghỉ, hãy đọc sách hướng dẫn về nơi bạn sắp đến thăm. Đằng sau mỗi cái
tên có thể là một câu chuyện hấp dẫn giúp bạn ghi nhớ lâu dài.
Cũng giống như vậy, khi bạn gặp gỡ ai đó, hãy biết cách tạo hứng thú. Hãy
hỏi họ về bản thân họ, về gia đình hay nơi họ sống. Nếu bạn đang có mặt ở
một cuộc gặp gỡ kinh doanh, có thể bạn cũng biết một số người có đặc
điểm hay hoàn cảnh giống với người mới quen. Điều này sẽ giúp bạn thêm
các chi tiết vào Bản đồ Tư duy. Sau khi gặp một người nào đó và xác định
là bạn cần phải ghi nhớ người này, hãy mường tượng trong đầu về người đó
trong bảy ngày sau đó. Hãy dùng trí tưởng tượng để khắc sâu những chi tiết
trong đầu bạn về người đó.
3. HÌNH DUNG BẰNG HÌNH ẢNH
Khi bạn vừa gặp một ai đó và nói chuyện về sở thích của họ, hãy dùng trí
tưởng tượng xem họ sẽ làm việc mà họ yêu thích như thế nào. Ví dụ, nếu
họ yêu thích môn trượt tuyết, hãy tưởng tượng ra cách họ trượt băng băng
xuống một dốc núi phủ tuyết trắng vào một ngày nắng đẹp. Nếu họ sống ở
vùng nông thôn, hãy tưởng tượng ra căn nhà nằm giữa những cánh đồng
xanh tươi. Điều này không những giúp cho cuộc hội thoại trở nên hấp dẫn
hơn mà chính sự liên hệ về hình ảnh, vị trí hay các cảm giác còn giúp bạn
ghi nhớ lâu hơn
4. HÃY CHĂM CHÚ
Hãy biết cách tạo ra hứng thú rồi chăm chú vào câu chuyện. Nếu bạn hỏi ai
đó, nhưng trong lòng không chú tâm lắm và mắt đảo nhìn quanh phòng, tìm
một người nói chuyện hợp hơn, đó là một cách cư xử tồi tệ. Hãy sẵn sàng
đón nhận những ngạc nhiên thú vị từ những người mà bạn gặp gỡ và đừng
coi việc giao lưu là một công việc tẻ nhạt.
5. HÃY COI GHI NHỚ LÀ MỘT SỞ THÍCH