BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 158

Nếu bạn coi ghi nhớ thông tin là một sở thích, bạn sẽ thích thú với thách
thức này và sẽ coi nó là một cuộc chơi thú vị chứ không phải là một nhiệm
vụ bất khả thi. Hãy động viên các đồng nghiệp của bạn làm tương tự như
vậy nếu tất cả mọi người đang cùng tham dự một cuộc họp mặt. Hãy thử
làm một bài trắc nghiệm với tên của từng người và công việc của họ trong
công ty. Hãy xem bạn có thể nhớ được những thông tin thú vị về họ không
(nhớ rằng phải thêm những thông tin này vào Bản đồ Tư duy khi bạn trở lại
làm việc sau cuộc họp). Điều này sẽ có hiệu quả to lớn về lâu dài đối với
công việc; chẳng mấy chốc bạn sẽ tự tin bước vào bất kỳ tình huống nào vì
đã biết rõ về những người mình sắp gặp.

Trong bất kỳ tình huống nào, sự hiểu biết cũng là sức mạnh. Hơn thế nữa,
những khách hàng hay bạn làm ăn của bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì bạn đã
cố gắng ghi nhớ nhiều thông tin về họ. Không những họ sẽ cố gắng đối xử
tốt lại với bạn và đồng nghiệp của bạn mà nhiều khả năng là họ sẽ tiếp tục
làm ăn với công ty bạn hơn là với những công ty đối thủ.

Đối đầu với cạnh tranh

Nghệ thuật quản lý tốt đòi hỏi người quản lý phải nhận thức được cạnh
tranh chứ không sợ hãi nó. Điều quan trọng nhất vẫn là nỗ lực thu hút một
tỉ lệ càng lớn khách hàng tiềm năng. Để làm được điều này, cần đảm bảo
rằng sản phẩm do công ty bạn mang lại có ưu thế hơn hẳn so với các sản
phẩm của đối thủ.

Một lần nữa, Bản đồ Tư duy sẽ phát huy tác dụng khi bạn vẽ Bản đồ Tư
duy về các công ty cạnh tranh. Chẳng hạn như, nếu bạn có một hiệu làm
đầu và có một hiệu khác vừa khai trương trên cùng một con phố, bạn phải
giữ được lượng khách hàng của mình bằng cách tìm hiểu chính xác các
dịch vụ của hiệu làm đầu đối thủ kia.

VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.