BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 159

Trước khi vẽ Bản đồ Tư duy về đối thủ cạnh tranh, bạn phải tìm hiểu kỹ đối
thủ, bao gồm những thông tin chi tiết về cấu trúc công ty, các dịch vụ hay
sản phẩm mà họ cung cấp và giá cả của các dịch vụ hay sản phẩm đó.

1. Vẽ một Bản đồ Tư duy với tên công ty đối thủ ở trung tâm

2. Các nhánh chính là cách quản lý của công ty đó, nhân viên, khách hàng
và vị trí của công ty. Bạn nên thêm vào những điểm mạnh và điểm yếu của
đối thủ cũng như bất cứ chiến lược kinh doanh độc đáo nào của họ.

3. Trên các nhánh nhỏ hơn, thể hiện các thông tin chi tiết. Các chi tiết này
không chỉ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về đối thủ mà còn giúp bạn có cách
nhìn mới về công việc kinh doanh của chính mình. Ở giai đoạn này, bạn
nên tìm hiểu về chiến lược kinh doanh độc đáo của đối thủ một cách kỹ
càng hơn. Có thể bạn sẽ đạt được ưu thế đó hoặc thậm chí làm tốt hơn họ.

Hãy xem Bản đồ Tư duy của công ty bạn trùng với Bản đồ Tư duy của đối
thủ ở những điểm nào. Bản đồ Tư duy này sẽ minh họa bằng hình ảnh về vị
thế của công ty bạn trong cuộc chơi và cơ sở để bạn tiếp tục trong cuộc
cạnh tranh này. Bắt đầu từ đây, hãy vạch ra một Bản đồ Tư duy về kế hoạch
hành động.

Hiểu khách hàng

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, chắc chắn bạn sẽ chiếm được các
đơn đặt hàng liên tiếp của khách hàng nếu như bạn hiểu rõ họ là ai và họ
muốn gì.

Chủ động thay vì bị động – bạn chắc chắn sẽ thành công. Chính vì vậy, bạn
cần phải luôn theo dõi Bản đồ Tư duy về khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn
nhận biết được sự cạnh tranh, các xu hướng và những thay đổi trong mối
quan hệ cung – cầu và những ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với công
việc kinh doanh của bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.