BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 178

chèn ép đó có thân thiết với một số người chỉ trong thời gian rất ngắn rồi lại
bỏ rơi họ hay không? Hay kẻ chèn ép có cố gắng là người điều khiển và
quyết định tất cả mọi công việc hay không?

4. Nếu trong tập thể không chỉ có một nạn nhân của kẻ chèn ép, bạn phải
thêm những nhận xét của họ vào Bản đồ Tư duy này. Hãy dùng một màu
riêng để thể hiện ý kiến của mỗi người bởi quan điểm của họ có thể không
giống nhau.

5. Thêm vào Bản đồ Tư duy những ví dụ về hành vi của kẻ chèn ép. Một
việc tưởng chừng như rất đơn giản là ghi lại các hành vi của kẻ chèn ép trên
Bản đồ Tư duy cũng sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình. Bạn sẽ nhận ra
được những hành vi chèn ép lặp đi lặp lại và điều này sẽ giúp cho bạn và
tập thể của mình dự đoán được các hành vi của kẻ đó.

Lựa chọn chiến lược

Một khi bạn hoàn thành Bản đồ Tư duy, bạn sẽ có rất nhiều chiến lược để
lựa chọn. Những chiến lược này phải được đưa vào Bản đồ Tư duy dựa trên
phân tích về tính cách của kẻ chèn ép trình bày bằng màu khác với ý nghĩa
“Đánh bại kẻ chèn ép”. Kế hoạch hành động thường bao gồm:

Thấu hiểu

Đầu tiên bạn hãy cố gắng hiểu kẻ chèn ép chứ đừng để kẻ chèn ép hiểu
mình. Tất cả mọi người đều muốn người khác hiểu mình và đây là một bản
năng mà bạn có thể tận dụng. Hãy cố gắng thỏa mãn khát vọng rất đời
thường đó của kẻ chèn ép. Bạn phải luôn ghi nhớ rằng, kẻ chèn ép luôn
cảm thấy không ổn định về tâm lý. Có thể đằng sau vẻ bề ngoài khắc nghiệt
của kẻ chèn ép lại là một con người cô đơn đang tuyệt vọng tìm kiếm sự
yêu thương và đồng cảm. Bạn không cần phải là người đem đến sự yêu
thương này – bạn đi làm là để kiếm sống – nhưng một chút đồng cảm và độ
lượng có thể giúp ích cho bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.