xuống tàu điện ngầm, phương tiện di chuyển duy nhất có thể sử dụng, và đi
đến một quán bar mà ông thường rất hay đến vào lúc một giờ hoặc bảy giờ.
Đó là những chốn nương náu đầy diễm phúc, những quán bar ấy! Ỏ đó giá
cả rất đắt và khách hàng thì gồm những người đàn ông giàu có, đã quá tuổi
trung niên, má cả lệnh tổng động viên lẫn chiến tranh đều không đụng
chạm tới được. Charlie ngồi một mình một lúc, nhưng đến quãng sáu giờ
rưỡi thì tất cả mọi người tới, tất cả những khách quen cũ, tất cả đều khỏe
mạnh, bình yên vô sự, mặt mũi tươi tỉnh, đi cùng với những người đàn bà
xinh đẹp, son phấn kỹ càng, phục sức đẹp đẽ, đội những chiếc mũ nhỏ
duyên dáng, và họ kêu lên:
- Ơ, có phải ông ấy không kìa, có phải Charlie không?... Thế nào, không
mệt quá chứ? Về lại Paris à?
- Paris thật thảm hại, nhỉ?
Và gần như ngay lập tức, như thể gặp lại nhau sau một mùa hè yên ả
nhất, bình thường nhất, họ bắt đầu cái kiểu trò chuyện sôi nổi và phù
phiếm, lớt phớt qua mọi thứ và không nói lâu về bất cứ điều gì, cái kiểu mà
Charlie gọi là “hãy lướt qua đi, những kẻ trần tục - đừng có dừng lại đó”.
Giữa các câu chuyện, ông được biết tin về một vài người trẻ tuổi bị chết
hay bị bắt, và ông nói:
- Ô! Không thể như thế được! Này! Tôi đã không hề biết gì về chuyện
đó cả nhé, kinh khủng thật! Những cậu bé tội nghiệp!
Chồng của một trong các bà ở đây đang bị bắt làm tù binh ở Đức.
- Tôi nhận được tin của anh ấy khá đều đặn, anh ấy không khổ sở đâu,
nhưng buồn chán, các vị hiểu chứ?... Tôi hy vọng có thể tác động cho anh
ấy sớm được trả tự do.
Cứ chuyện phiếm, lắng nghe, mỗi lúc Charlie lại lấy được thêm tinh
thần, lấy lại được cái tâm trạng sảng khoái đã bị u ám đi trong chốc lát bởi
quang cảnh đường phố Paris, nhưng điều khiến cho ông cuối cùng hồi phục
lại hoàn toàn, đó là chiếc mũ của một người đàn bà vừa mới bước vào; tất
cả đám phụ nữ ở đây đều mặc đẹp nhưng với một kiểu cách giả vờ giản dị,
như muốn nói: “Tôi có ăn diện đâu, thật đấy! Trước hết là chẳng có tiền và
sau nữa là không phải lúc, tôi mặc nốt mấy cái váy cũ thôi...”, nhưng người