ngừng lắng nghe. Chúng ta có một cuộc trao đổi tuyệt vời với một khách
hàng thật sự thích sản phẩm, dịch vụ của ta và giải thích với chúng ta nó
hoàn hảo đối với họ như thế nào và thế là chúng ta đoán rằng họ sẽ mua.
Nhưng khi chúng ta lắng nghe với những giả định trong đầu, thì rõ ràng là
ta đang không lắng nghe. Chúng tôi cũng gọi việc này là lắng nghe với “đôi
tai vui vẻ”, một từ ngữ của giới bán hàng để mô tả thứ mà chúng ta muốn
tin. Tùy thuộc vào thời điểm trong tháng, vào nhân viên bán hàng, rất dễ
lâm vào tình cảnh “lắng nghe với đôi tai vui vẻ”.
Giả định là những thứ chúng ta nghĩ hoặc tin hoặc đoán sẽ xảy ra. Chúng
ta hình dung cảnh tượng về một thứ gì đó chưa được xác minh trong đầu và
rồi bị lạc vào nó vì chúng ta đưa thêm vào đó những gì mình mong muốn và
do đó tự mình làm mình thất vọng. Tất cả đều là vì chúng ta đã giả định một
thứ không phải sự thật. Hãy nhớ rằng các giả định đều không dựa vào sự
thật hay sự kiện nào cả; chúng chỉ là những thứ ta muốn tin, vì thế ta nhanh
chóng nhảy thẳng vào kết luận mà không kiểm tra kỹ càng. Những giả định
làm chúng ta lâm vào tình trạng khó khăn vì chúng làm ta ngừng lắng nghe.
Hãy dành thêm thời gian khi bạn nói chuyện và dành ít thời gian hơn khi
nghĩ về cách bạn muốn mọi chuyện sẽ diễn ra
Trực giác bán hàng
Bạn lắng nghe trực giác của mình thường xuyên đến mức nào? Một số
người sinh ra đã có trực giác tốt hơn người khác, và một số cần phải phát
triển khả năng này thêm. Nhưng tất cả chúng ta đều có nó. Đó là một giọng
nói yếu ớt thúc nhẹ vào khuỷu tay bạn khi có cái gì đó không ổn, đẩy bạn đi
khi cái gì đó có sai sót, và đánh vào đầu bạn khi bạn đang làm hỏng bét mọi
thứ.
Đã bao nhiều lần ta thấy mọi người nói rằng: “Tôi biết ngay từ giây phút
tôi gặp anh ấy hay nói chuyện với anh ấy”, hoặc, “Ngay từ đầu, tôi đã biết