1. Dùng kiểu chữ đơn giản. Hãy dùng cùng một kiểu chữ trong suốt
phần trình bày – hãy thể hiện tính thống nhất. Một số công ty yêu cầu bạn
phải sử dụng một kiểu chữ nào đó. Hãy chọn một kiểu chữ chuyên nghiệp,
thân thiện cho toàn bộ bài trình bày.
2. Trình bày ngắn gọn. Hãy nghĩ rằng phần trình bày ngày càng ngắn lại
và lập kế hoạch theo hướng đó. Việc trình bày ngắn gọn sẽ đem lại hiệu quả
vì nó làm cho khán giả muốn nghe nữa. Hãy cố gắng trình bày trong vòng
15 phút thôi. Hãy dành 10 phút để trình bày và 5 phút dành cho câu hỏi.
Hãy sắp xếp nội dung trên một tờ giấy hoặc một tấm bảng trước khi bắt
đầu. Hãy lưu ý đừng đi quá sâu vào dữ liệu. Người trình bày thường bị cuốn
vào phần nội dung và cho rằng tất cả những gì họ phải nói đều quan trọng.
Không đâu. Hãy tập trung vào cốt lõi của ý tưởng/thông điệp của bạn. Hãy
bỏ qua các phần râu ria. Hãy luyện tập và tự hỏi xem nếu người tham dự
nhớ ba điểm về bài trình bày thì bạn muốn họ nhớ những điểm nào?
3. Những trang hiệu quả là những trang chứa hình ảnh chứ không
phải chữ viết. Người ta dễ nhớ về hình ảnh hơn là nhớ về từ ngữ. Đừng
viết quá nhiều lên trên trang trình bày. Hãy chú ý đến những điểm sau:
- Tránh các hình ảnh quá lòe loẹt. Người xem rất dễ bị lạc vào đó và bị
mất tập trung vào thông điệp của bạn.
- Dùng ảnh chụp. Ảnh chụp thường có khả năng gây ảnh hưởng đến tâm
lý người nghe. Hãy sử dụng những hình ảnh có độ phân giải cao.
- Đừng dùng những hình ảnh trong clipart của PowerPoint vì khách
hàng đã thấy chúng cả triệu lần rồi.
- Màu sắc có thể chia thành hai phần: lạnh (như xanh lá cây hoặc xanh
dương) và ấm (như cam hoặc đỏ). Các màu lạnh nên là màu nền còn màu