Bạn gọi trung bình khoảng 40 đến 50 cuộc gọi và email mỗi ngày với hy
vọng sẽ tiếp xúc được 6-8% số đó. Bạn chỉ có 4 giây để tạo ấn tượng tốt
bằng email. Khi bạn kết nối được với người nghe, bạn chỉ có 7 đến 15 giây
để tự giới thiệu. Nếu khách hàng thích những gì bạn nói, bạn sẽ có thêm
thời gian để chào hàng. Nếu không, bạn sẽ bị tống vào một nhà tù “bán
hàng” mà không ai cứu bạn ra được.
Thông thường, mỗi nhân viên bán hàng nắm giữ phần đầu của quy trình
bán hàng, họ là đối tượng tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm. Bài
giới thiệu là thời điểm quan trọng của mỗi nhân viên bán hàng. Tại sao lại
như vậy? Vì bản năng của khách hàng – tốt, xấu hay bình thường – có thể
quyết định bạn có bán được hàng hay không. Điều này có nghĩa là ấn tượng
mà bạn tạo ra trên điện thoại và trên mạng rất quan trọng với thành công
của bạn. Nhưng trong một thị trường rối rắm như hiện nay, khi người ta
thường nghĩ việc gọi điện cho người không quen biết và để lại tin nhắn là
spam, thì bạn càng cần phải biết được các chiêu thức để nổi bật hơn và có
thêm thời gian.
Đám đông từ chối Bán hàng 2.0: Bán hàng trong một thị trường thận
trọng
Chào mừng bạn đến với “mặt trận” bán hàng cho những người chỉ muốn
trốn bạn – những nhà quản lý có quyền phê chuẩn nhưng lúc nào cũng bận
rộn và bị quấy rầy bởi những tin nhắn từ mọi hướng v.v.. Họ lắng nghe bài
chào hàng ngắn gọn của bạn, xem tin nhắn của bạn qua các màn hình PDA
5cm và yêu cầu bạn đừng gửi tin thoại cho họ vì chúng sẽ nhanh chóng bị
xóa đi. Hộp thư quá tải và những kẻ chuyên quấy rầy qua điện thoại đã làm
khách hàng tiềm năng mất kiên nhẫn khi nhận được lời giới thiệu. Họ tin
rằng việc để lại tin nhắn thoại hay gọi chào hàng cho người không quen biết
là cách lỗi thời và họ nghĩ những người làm công việc chào hàng kiểu này
cũng đã lỗi thời. Hơn nữa, thời đại kinh tế ngày càng khó dự đoán đã làm