đứa trẻ. Vậy liệu có cơ là Godoy đã liên hệ vụ bắt cóc một phụ nữ và một
đứa trẻ ngày hôm qua với vụ mua quan tài trước đó chăng? Không chắc đã
như vậy, nhưng một lý do khiến Miguel còn sống sót cho đến giờ với tư
cách là một kẻ khủng bố chính là vì hắn biết cân nhắc mọi khả năng. Tuy
nhiên, một khi đã quyết định chuyển kẻ bị bắt thư ba tới Peru, vào thời
điểm này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài Godoy được. Phải dấn
thân vào nguy hiểm thôi.
Gần một tiếng sau khi rời trụ sở Liên hợp quốc, Miguel ra lệnh cho Luis đỗ
xe tang của chúng ở cách cửa hàng bán đồ tang của Godoy một đoạn phố.
Miguel lại phải dùng đến ô vì trời vẫn đổ mưa.
Trong cửa hàng một nữ nhân viên gọi điện cho Godoy, rồi chỉ đường cho
Miguel tới văn phòng của ông chủ.
Từ sau đám khói thuốc dày đặc người đàn ông béo phì nhìn Miguel một
cách mệt mỏi. “Lại là ông. Các bạn ông đã không báo cho tôi biết ông tới”.
“Không ai biết cả”.
“Ông muốn gì đây?”. Cho dù động cơ làm ăn của Godoy là gì đi chăng nữa,
thì việc bặp ngay vào chuyện kiểu này có nghĩa là hắn đã dè chừng trước.
“Người ta yêu cầu tôi giúp đỡ một người bạn già. Ông ta đã nhìn thấy mấy
áo quan tôi mua cho bố mẹ tôi. Ông ta thấy ý định đó hay hay và nhờ xem
tôi có thể…”.
“Ôi dào, thôi đi!” Có một chiếc ống nhổ kiểu cổ để bên cạnh bàn của
Godoy. Ông ta bỏ điếu thuốc ra và nhổ toẹt vào đó. “Nghe đây, thưa ông,
đừng có phí thời gian vào cái mà cả hai chúng ta đều biết rằng đó là chuyện
ba láp. Tôi xin hỏi thẳng là ông muốn cái gì?”.
“Một cái áo quan. Tôi sẽ trả như trước”.
Godoy liếc nhìn bằng đôi mắt láu cá của ông ta. “Tôi làm ăn ở đây. Đúng là
đôi khi tôi làm ơn cho các bạn ông, họ cũng đáp lại tôi như vậy. Nhưng
điều tôi muốn ông cho biết là có phải tôi đã tự dấn thân vào một vụ bê bối
không?”.
“Không có gì bê bối cả. Không bê bối nếu ông hợp tác”. Miguel để lộ vẻ
doạ dẫm qua giọng nói của hắn và nó đã có tác dụng.
“Thôi được, tôi bán cho ông” Godoy nói, giọng đã dịu xuống. “Nhưng so