BẢN TIN CHIỀU - Trang 535

cũng đồng ý như vậy.

Cảnh sát Stockholm tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao để giải thoát
con tin thì lại gặp phải sự thù địch của họ. Kristin nói qua điện thoại rằng
cô ta tin cậy bọn cướp nhà băng, sau đó còn thêm: “Tôi muốn các ông để
chúng tôi cùng đi luôn với họ… Họ rất tốt”. Nói đến Olsson, cô ta tuyên
bố: “Anh ta bảo vệ chúng tôi khỏi rơi vào tay cảnh sát”. Khi được bảo:
“Cảnh sát sẽ không đụng chạm đến cô”, Kristin trả lời: “Tôi không tin điều
đó”.

Về sau còn được biết Kristin còn khoác tay với tên tội phạm trẻ hơn là
Olsson. Cô ta nói với một thẩm tra viên: “Clark cho tôi cảm giác dịu dàng”.
Và sau khi các con tin được giải thoát, Kristin nằm trên cáng ra xe cứu
thương mà vẫn còn gọi với theo Olsson: “Clark em sẽ gặp lại anh!”.

Các chuyên viên phòng thí nghiệm trong khi kiểm tra căn hầm đã tìm thấy
dấu vết tinh dịch. Sau một tuần thẩm vấn, một trong ba cô, tuy chối là
không có các hành động tình dục, nhưng nói là một đêm khi mọi người đã
ngủ say, cô ta đã giúp Olsson thủ dâm. Mặc dù vẫn còn hoài nghi những
điều cô ta nói, các thẩm sát viên cũng thôi không đả động đến chuyện đó
nữa.

Khi được các bác sỹ hỏi, các con tin được trả tự do gọi cảnh sát là “kẻ thù”
và tin rằng họ còn sống được là nhờ bọn tội phạm. Elisabeth còn buộc tội
một bác sỹ là mưu đồ “tẩy sạch” lòng yêu mến của cô ta đối với Olsson và
Olofsson.

Năm 1974, tức là gần một năm sau bi kịch ở nhà băng, Birgitt đã tới nhà tù
thăm Olofsson và nói chuyện với hắn nửa tiếng đồng hồ.
Các bác sỹ tham gia nghiên cứu vấn đề trên cuối cùng tuyên bố hành động
này của các con tin là hành động tiêu biểu của những người gặp “hoàn cảnh
sinh tử”. Họ dẫn lời Anna Freud mô tả những phản ứng này là “đồng tình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.