trước mắt chúng ta; nhưng không chú thích nào có thể kiểm soát hoặc đảm
bảo mãi mãi ý nghĩa của một bức hình.
Cái mà các nhà đạo đức đang đòi hỏi ở một bức ảnh là cái mà không một
bức ảnh nào có thể làm được – Nói. Chú thích ảnh là giọng nói bị thiếu, và
nó có nhiệm vụ cất tiếng nói vì sự thật. Nhưng ngay cả một chú thích hoàn
toàn chính xác cũng chỉ là một diễn giải, tất yếu là hạn chế, của bức ảnh mà
nó đi kèm. Mà chú thích ảnh, gài vào cái khuôn áo bằng nhựa như trong
triển lãm, thì thay thế quá dễ. Nó không thể ngăn chặn bất kỳ lập luận hoặc
thuyết phục đạo lý nào mà bức ảnh (hoặc một bộ ảnh) có ý định ủng hộ
khỏi bị ngầm phá bởi tính đa nguyên trong ý nghĩa của tất cả ảnh chụp,
hoặc khỏi bị đánh giá chất lượng bởi tâm lý sưu tầm hàm chứa trong mọi
hoạt động chụp và sưu tập ảnh, và bởi cái quan hệ thẩm mỹ với chủ đề mà
mọi bức ảnh đều tất yếu đưa ra với người xem. Ngay cả những bức ảnh nói
về một khoảnh khắc lịch sử một cách xé lòng đến mấy cũng vẫn cho ta sở
hữu thêm những gì có trong ảnh dưới phương diện của một thứ vĩnh hằng:
cái đẹp. Bức ảnh về Che Guevara cuối cùng cũng... đẹp, và cả ông cũng
vậy. Những dân làng Minamata cũng thế. Và cả thằng bé Do Thái trong bức
ảnh chụp năm 1943 trong một cuộc ruồng bố khu ổ chuột Warsaw, hai tay
giơ lên, thành tín trong kinh hoàng – bức ảnh mà nữ nhân vật chính câm
lặng trong phim Personacủa Bergman đã mang theo vào nhà thương điên
để chiêm nghiệm, như một kỷ vật ảnh của linh hồn bi thảm.
Trong một xã hội tiêu thụ, ngay đến những ảnh có chủ định rõ và được chú
thích đúng đắn nhất cũng vẫn truyền đạt một phát hiện về cái đẹp. Bố cục
đáng yêu và góc nhìn tao nhã trong những ảnh của Lewis Hine chụp trẻ con
bị bóc lột trong những nhà máy và hầm mỏ Mỹ thời đầu thế kỷ 20 dễ dàng
sống lâu hơn ý nghĩa thời sự của chúng. Cư dân trung lưu yên trí ở những
góc thịnh vượng hơn của thế giới – nơi mà hầu hết ảnh chụp được làm ra và
tiêu thụ – biết đến những nỗi kinh hoàng của thế giới chủ yếu qua con mắt
của máy ảnh: ảnh chụp có thể khiến người ta bất an thật sự. Nhưng cái
khuynh hướng thẩm mỹ hóa của nhiếp ảnh khiến cho cái phương tiện