BÀN VỀ NHIẾP ẢNH - Trang 118

Ngay từ thế kỷ 19, khi nhiếp ảnh bị coi là rõ ràng cần phải được bảo vệ như
một môn mỹ thuật, cái phòng tuyến bảo vệ ấy cũng không ổn định tí nào.
Tự nhận của Julia Margaret Cameron rằng nhiếp ảnh có đủ phẩm chất của
một nghệ thuật, vì cũng như hội họa, nó tìm kiếm cái đẹp, đã bị thay thế bởi
tự nhận (nhuốm màu tư tưởng Oscar Wild) của Henry Peach Robinson rằng
nhiếp ảnh là một nghệ thuật vì nó có thể dối trá. Sang đầu thế kỷ 20, Alvin
Langdon Coburn ca ngợi nhiếp ảnh như một “nghệ thuật hiện đại nhất”, vì
nó là một cách nhìn vô nhân xưng chớp nhoáng, rồi được Weston hoàn
chỉnh rằng nhiếp ảnh là một phương tiện mới mẻ của sáng tạo thị giác cá
nhân. Trong những thập niên vừa qua, những trận bút chiến đã vắt kiệt
những nhận định về nghệ thuật; quả thực, một phần lớn cái uy tín mênh
mông mà nhiếp ảnh đã kiếm được như một nghệ thuật là nhờ ở thái độ mập
mờ nước đôi mà nó công khai đối với câu hỏi nó có là nghệ thuật hay
không. Giờ đây, khi các nhà nhiếp ảnh chối rằng họ không làm nghệ thuật,
ấy là vì họ nghĩ họ đang làm cái gì đó hay hơn thế. Những tuyên bố từ chối
của họ cho ta thấy nhiều về tình trạng căng thẳng của các nhận định về
nghệ thuật hơn là về việc nhiếp ảnh có là một nghệ thuật hay không.

Dù các nhà nhiếp ảnh đương đại vẫn cố xua đuổi hồn ma nghệ thuật, một
cái gì đó vẫn lẩn quất không chịu đi. Ví dụ, khi các tay máy chuyên nghiệp
không chịu cho in tràn trang ảnh của mình trong sách hoặc tạp chí, ấy là vì
họ đang bị ám ảnh bởi một mô hình thừa kế được từ một nghệ thuật khác:
vì tranh vẽ phải có khung, nên ảnh chụp cũng phải có khoảng trống chạy
xung quanh làm khung. Một ví dụ nữa: nhiều nhà nhiếp ảnh thích chụp đen
trắng, thấy thế là tinh tế hơn, đẹp hơn cả màu – hoặc có vẻ đỡ thị dục, đỡ
cải lương, đỡ thô thiển giống thật hơn. Nhưng cơ sở thật sự của sở thích
này cũng lại là một so sánh ngấm ngầm với hội họa. Trong phần giới thiệu
cuốn sách ảnh Khoảnh khắc Quyết định (The Decisive Moment, 1952) của
mình, Cartier-Bresson biện hộ cho ngần ngại dùng màu của mình bằng
những hạn chế kỹ thuật: tốc độ chậm của phim màu làm giảm chiều sâu lấy
nét. Nhưng với đà tiến bộ nhanh chóng của công nghệ phim màu trong hai
thập niên vừa qua, thỏa mãn hết được những mong muốn về cả sắc độ tinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.