sẽ vẫn tiếp tục náu mình (nếu không phải là kín đáo) trong các lãnh địa đã
mất thiêng nhưng vẫn còn uy thế của nghệ thuật.
Các nhà nhiếp ảnh nghĩ rằng họ chụp ảnh là để rời bỏ những giả hình của
nghệ thuật theo kiểu ta thấy ở hội họa làm ta nhớ đến các họa sĩ Biểu hiện
Trừu tượng, những người tưởng tượng rằng họ đã rời bỏ nghệ thuật, hoặc
Nghệ Thuật, bằng hành động vẽ (nghĩa là, bằng cách xử lý khung toan như
một trường hành động chứ không phải một vật thể). Và phần nhiều cái uy
tín mà nhiếp ảnh đã có được trong tư cách một nghệ thuật là dựa trên sự
hợp lưu các tự nhận của nó với tự nhận gần đây hơn của hội họa và điêu
khắc.
(1)
Khẩu vị dường như không thể thỏa mãn nổi đối với nhiếp ảnh trong
thập niên 1970 không phải chỉ là biểu hiện của niềm khoái lạc phát hiện và
thám hiểm một hình thức nghệ thuật đã tương đối bị bỏ rơi; nó còn bắt
nguồn từ mong muốn mãnh liệt muốn tái khẳng định việc vứt bỏ nghệ thuật
trừu tượng đã từng là một trong những thông điệp của thị hiếu phổ thông
trong thập niên 1960.
(1)
Tất nhiên, những tự nhận của nhiếp ảnh già hơn nhiều. Với cách làm giờ
đây đã thành quen thuộc, như thay thế tình cờ bằng dàn dựng, thay thế vật
hoặc tình huống tự nhiên bằng những vật hoặc tình huống tạo dựng, thay
thế quyết định bằng nỗ lực, thì nhiếp ảnh đang được đề nghị là một nghệ
thuật tức thời có trung gian là một cái máy. Chính nhiếp ảnh đã đưa ra ý
tưởng đầu tiên về một nghệ thuật ra đời không qua mang thai và sinh nở
mà nhờ một cuộc hẹn mù lòa (Lý thuyết “hẹn” – “rendez-vous” của
Duchamp). Nhưng các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp không thể vững chãi
tự tin như những người đồng thời với họ cũng chịu ảnh hưởng của
Duchamp ở các môn mỹ thuật đã thành danh, và thường vội vàng chỉ ra
rằng cái quyết định của một khoảnh khắc là kết quả của một cảm thức và
con mắt đã được rèn giũa lâu dài, và luôn khẳng định rằng cái dễ dàng của
việc chụp ảnh không hề khiến nhà nhiếp ảnh thành kém tài nghệ hơn họa
sĩ.