gì. Hễ cứ nhắc đến ảnh chụp, Proust bao giờ cũng có giọng coi thường: chỉ
đồng nghĩa với một quan hệ nông cạn, chỉ có thị giác và tự nguyện đơn
thuần với quá khứ, với những kết quả không có ý nghĩa gì khi so với những
phát hiện sâu xa trong phản ứng của toàn bộ các giác quan – cái thủ thuật
mà ông gọi là “ký ức phi tự nguyện”. Ta không thể tưởng tượng đoạn mở
đầu của Swann’s Way, kết thúc với cảnh người kể chuyện bắt gặp một tấm
ảnh chụp nhà thờ xứ đạo Combray, rồi nhấm nháp mẩu vụn thị giác ấy, chứ
không phải hương vị một cái bánh bàng giản dị nhúng vào tách trà, mà có
thể làm sống lại toàn bộ ký ức về một mùa xuân quá vãng của mình.
(1)
(1)
Swann’s Way là tập đầu của bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất (À la
recherche du temps perdu) của Marcel Proust. Đoạn đầu, người kể chuyện
nhắc lại rằng chỉ đến lúc uống trà với bánh madeleine – mà chúng tôi dịch
là “bánh bàng” cho hợp với tuổi thơ thời 1950 ở Hà Nội của mình – thì
toàn bộ quá khứ của mùa xuân xa xưa ấy mới sống lại (ND).
Nhưng đây không phải là vì một bức ảnh không có khả năng gợi lại ký ức
(nó có khả năng ấy, phụ thuộc vào phẩm chất của người xem chứ không
phải vào bức ảnh) mà chỉ là vì Proust muốn làm rõ những đòi hỏi của mình
trong việc tưởng tượng lại quá khứ, rằng không phải chỉ là những gì chính
xác và đa dạng, mà còn phải gợi lại cả chất liệu và tinh thần của mọi vật.
Và vì ông chỉ xem xét ảnh chụp ở phương diện công dụng của chúng, như
một công cụ của ký ức, Proust đã không thấy được rằng thực ra ảnh chụp
không phải chỉ là một công cụ của ký ức mà chúng còn sáng chế ra ký ức,
hoặc thay thế ký ức.
Ảnh chụp chỉ cho ta lập tức có hình ảnh, chứ không phải hiện thực. Ví dụ,
giờ đây tất cả người lớn đều có thể biết chính xác diện mạo hồi nhỏ của
chính mình, của bố mẹ và ông bà mình – một cái biết không phải ai cũng có
trước khi phát minh ra máy ảnh, kể cả nhóm thiểu số ít ỏi có nếp thuê họa
sĩ vẽ con cái trong nhà. Hầu hết những chân dung ấy đều thua xa bất kỳ
một bức ảnh chụp lấy nào về mặt thông tin. Thậm chí những người rất giàu