có cũng thường chỉ có độc một bức chân dung vẽ mình hoặc một tiền bối
nào đó của mình hồi còn nhỏ, nghĩa là một hình ảnh của một thời điểm thơ
ấu, trong khi bây giờ ai cũng có nhiều ảnh của chính mình, máy ảnh đã
mang lại khả năng sở hữu một hồ sơ ảnh hoàn chỉnh ở mọi lứa tuổi. Ý đồ
của những chân dung theo quy cách trong các gia đình tư sản thế kỷ 18 và
19 là khẳng định một lý tưởng về người mẫu (tuyên bố về địa vị xã hội, làm
đẹp dáng vẻ cá nhân); với mục đích ấy, rõ ràng chủ nhân của chúng không
cảm thấy cần phải có nhiều hơn một bức chân dung. Cái mà ảnh chân dung
khẳng định là họ có mặt trên đời, khiêm nhường và đơn giản như vậy, nên
chẳng cần phải có quá nhiều ảnh.
Nỗi sợ rằng tính độc nhất vô nhị của một chủ đề sẽ bị cào bằng khi chụp
vào ảnh đã được nói đến nhiều nhất trong thập niên 1850, khi nhiếp ảnh
chân dung lần đầu tiên cho thấy máy ảnh có thể tạo nên những thời trang
tức thời và những ngành nghề lâu dài như thế nào. Trong cuốn Pierre của
Melville, xuất bản đầu thập niên ấy, nhân vật chính, một quán quân nhiệt
huyết nữa của lối sống biệt lập tự nguyện,
đã xét đến hiện tượng vô cùng phổ biến hiện nay là bất kỳ ai cũng có thể có
một bức chân dung trung thực nhất của mình nhờ máy ảnh Daguerreotype,
trong khi ngày xưa một bức chân dung như vậy chỉ dành cho giới quyền thế
lắm tiền hoặc quý tộc điên khùng trong thiên hạ. Tự nhiên mà suy thì một
bức chân dung bây giờ không còn bất tử hóa một thiên tài như thời xưa
nữa, mà chỉ quen thuộc hóa một thằng ngốc. Hơn nữa, khi ai cũng có ảnh
chân dung in ra tha hồ, thì đừng làm thế mới giữ được cái riêng biệt của
mình.
Nhưng nếu ảnh chụp làm rẻ rúng thì tranh vẽ lại xuyên tạc theo cách ngược
lại: nó làm người ta hoành tráng. Trực giác của Melville là mọi hình thức
chân dung trong văn minh doanh nghiệp đều hỏng cả, nên với Pierre cũng
vậy, một mẫu mực của cảm thức tha hóa. Bản chất của một bức tranh, như
Pierre nhận định, khiến nó