BÀN VỀ NHIẾP ẢNH - Trang 154

Nhiếp ảnh, với rất nhiều công dụng kỷ ái (tự yêu mình), còn là một công cụ
mạnh mẽ vô nhân xưng hóa quan hệ của chúng ta với thế giới; và hai công
dụng này bổ sung nhau. Giống như một chiếc ống nhòm không có đầu nào
là đúng là sai, máy ảnh khiến cho những vật xa lạ thành gần gũi, thân mật;
và những vật quen thuộc thành nhỏ bé, trừu tượng, lạ lẫm, xa vời hơn hẳn.
Nó cung ứng, trong một hoạt động dễ dàng và trở thành thói quen, cả tham
dự và tha hóa trong cuộc sống của chúng ta cũng như của người khác – cho
phép chúng ta tham dự, đồng thời khẳng định sự tha hóa. Chiến tranh và
nhiếp ảnh giờ đây dường như không thể rời nhau được, và máy bay rơi
cùng những tai nạn khủng khiếp khác lúc nào cùng thu hút những người có
máy ảnh. Một xã hội mà chuẩn mực là không bao giờ muốn trải nghiệm
nghèo túng, thất bại, khốn khó, đau đớn, bệnh tật đáng ghét, và bản thân sự
chết không được coi là tự nhiên và tất yếu, mà lại là một tai họa ác độc
không xứng đáng, nó tạo nên một tâm lý tò mò rất lớn đối với những sự
kiện này – một tò mò được thỏa mãn phần nào qua việc chụp ảnh. Cảm
giác ta không bị những tai họa ấy khiến ta thích nhìn những bức ảnh đau
đớn, và nhìn chúng lại khiến ta nhớ đến và yên trí rằng mình không bị như
vậy. Một phần là vì ta “ở đây”, không phải “ở đó”, và một phần vì cái đặc
tính tất yếu mà mọi sự kiện đều có khi chúng đã ở dạng hình ảnh. Trong thế
giới thực, một cái gì đó đang xảy ra và không ai biết là đang có chuyện gì.
Còn trong thế giới hình ảnh, nó đã xảy ra rồi, và nó sẽ mãi mãi xảy ra đúng
như thế.

Khi đã biết rất nhiều về những gì trong thế giới này (nghệ thuật, tai họa,
cảnh đẹp thiên nhiên) qua ảnh chụp, người ta thường thất vọng, ngạc nhiên,
không thấy xúc động nữa khi nhìn thật. Vì những hình tượng nhiếp ảnh có
xu hướng lấy bớt cảm xúc trong trải nghiệm thật của chúng ta và những
cảm xúc mà chúng gợi nên phần lớn không giống như chúng ta có trong đời
thật. Thường thì những thứ trong ảnh khiến ta bất an hơn là ở ngoài đời
thực. Trong một bệnh viện ở Thượng Hải năm 1973, xem một người thợ bị
ung bướu giai đoạn cuối phải mổ cắt chín phần mười dạ dày được gây mê
bằng châm cứu, tôi đã chăm chú theo dõi ca mổ ấy trong suốt ba giờ liền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.