nhiếp ảnh diện đại, cả ảnh tĩnh lẫn phim điện ảnh.
(1)
Trong khi với chúng
ta, nhiếp ảnh gắn liền với những cách nhìn không liên tục (chính xác ở đây
là nhìn cái tổng thể từ từng bộ phận – một chi tiết gây chú ý, một cách cắt
cúp nổi bật), thì ở Trung Quốc, nó chỉ gắn với sự liên tục. Không phải chỉ
có những chủ đề đúng đắn cho ống kính nhiếp ảnh, những thứ tích cực, gây
hứng khởi (những hoạt động gương mẫu, dân chúng nở nụ cười, thời tiết
trong sáng), và có trật tự, mà còn có cả những cách quay phim chụp ảnh
đúng đắn, phái sinh từ những nhận định về một trật tự đạo đức trong không
gian ngăn chặn chính cái ý tưởng về cái nhìn nhiếp ảnh. Cho nên Antonioni
bị mắng vì đã thu hình những thứ già nua, hoặc cũ kỹ – “hắn tìm chọn
những bức tường lở loét và những tờ báo tường đã bị vứt bỏ từ lâu”; hắn
“không để ý gì đến những chiếc máy kéo lớn nhỏ đang làm việc ngoài cánh
đồng, mà chỉ chọn một con lừa đang kéo một trục lăn bằng đá” – và vì đã
quay những cảnh không lịch sự chút nào – “hắn quay cả người đang xì mũi
và người đang đi vào nhà xí, một cách ghê tởm” – và những động thái vô
kỷ luật – “đáng nhẽ phải quay cảnh học sinh đang trong lớp ở trường tiểu
học của nhà máy chúng ta, hắn lại quay lúc tụi trẻ chạy ùa ra khỏi lớp sau
giờ học.” Antonioni còn bị buộc tội dè bỉu những chủ đề đúng đắn bằng lối
quay phim của ông: lối dùng “những màu tối và buồn thảm” và giấu nhân
dân vào “những bóng tối đen”; bằng cách quay một chủ đề với nhiều kiểu
khác nhau – “lúc thì lấy cả người từ xa, lúc thì lấy cận cảnh, lúc thì trực
diện, lúc lại nhìn từ phía sau” – nghĩa là không trình bày mọi vật từ một
điểm nhìn lý tưởng duy nhất; bằng cách dùng các góc nhìn cao và thấp –
“Máy quay phim bị đặt ở những góc nhìn rất xấu, cố tình làm cho cây cầu
hiện đại hoành tráng này thành cong vẹo và ngất ngưởng”; và bằng cách
không quay đủ từ đầu đến chân – “Hắn moi óc tìm những cận cảnh như thế
để bóp méo hình tượng của nhân dân và làm xấu thần sắc của họ.”
(1)
Xem Một động cơ xấu xa, những mẹo vặt đáng khinh – Phê phán bộ
phim chống phá Trung Quốc của Antonioni (A Vicious Motive, Despicable
Tricks – A Criticism of Antonioni’s Anti-China Film “China”) – Peking:
Foreign Language Press, 1974, một sách nhỏ 18 trang (không có tên tác