BÀN VỀ NHIẾP ẢNH - Trang 157

giả) in lại một bài viết đã đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 30-01-
1974; và bài Phản bác bộ phim chống phá Trung Quốc của Antonioni
(Repudiating Antonioni’s Anti-China Film), trên tờ Peking Review, số 8
(22-02-1974), tóm tắt nội dung của ba bài khác nữa đã xuất bản trong
tháng đó. Tất nhiên, mục đích của những bài viết này không phải là giải
thích một quan điểm nào về nhiếp ảnh – quan điểm ấy chỉ bộc lộ ngoài ý
muốn của người viết – mà là tạo dựng một mẫu kẻ thù ý thức hệ, như trong
những chiến dịch giáo dục quần chúng khác trong giai đoạn đó. Với mục
đích ấy, không cần thiết phải bắt hàng chục triệu người dự các cuộc mít
tinh ở trường học, nhà máy, các đơn vị quân đội và các làng xã khắp cả
nước nhằm phê phán bộ phim chống phá Trung Quốc của Antonioni phải
tận mắt xem bộ phim Chung Kuo, cũng như bắt những người tham gia
chiến dịch phê phán Lâm Bưu và Khổng Tử phải đọc sách của Khổng Tử.

Bên cạnh những ảnh chụp các vị lãnh tụ kính yêu, những hình ảnh cách
mạng theo thị hiếu quần chúng, những bảo vật văn hóa (tất cả đều có dạng
thánh tính và được sản xuất hàng loạt), ta cũng thường thấy ảnh chụp thuộc
loại riêng tư ở Trung Quốc. Nhiều người giữ ảnh người thân, đính lên
tường hoặc gài xuống dưới mặt kính trên nóc tủ ngăn kéo hoặc mặt bàn làm
việc ở văn phòng. Phần lớn những ảnh này thuộc dạng ảnh tự chụp trong
những dịp họp mặt gia đình hoặc trong các chuyến đi; nhưng không có cái
nào thuộc loại ảnh tự nhiên thực thà, thậm chí cả loại mà người dùng máy
ảnh kém sành điệu nhất trong xã hội này đã thấy là bình thường rồi: như
ảnh chụp một đứa bé đang bò dưới sàn nhà, chụp một người đang giữa
chừng một cử chỉ nào đó. Ảnh thể thao thì bao giờ cũng chụp cả đội đứng
thành một nhóm, hoặc chỉ những giây phút đẹp mắt nhất của cuộc đấu: đại
khái là khi bảo chụp ảnh thì người ta sẽ đứng lại với nhau, rồi dàn thành
một hoặc hai hàng gì đó. Không thấy có ý thích muốn chụp một chủ đề
đang vận động. Có lẽ một phần cũng do những ước lệ đã có nào đó về cung
cách ứng xử, ngoài đời cũng như khi lên hình. Và nó cũng là cái thị hiếu thị
giác đặc trưng của giai đoạn đầu nền văn hóa máy ảnh, khi hình ảnh vẫn
còn được định nghĩa như cái gì đó có thể bị lấy trộm khỏi người chủ sở hữu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.