của bất cứ thứ gì; món đồ nào cũng luôn được chụp trực diện, vào giữa ảnh,
chiếu sáng cân bằng, và toàn vẹn thân hình.
Chúng ta thấy người Trung Quốc ngây thơ vì không cảm thụ được vẻ đẹp
của cánh cửa tróc sơn nứt nẻ, vẻ đẹp như trong tranh của một cảnh hỗn độn,
sức mạnh của góc nhìn trái khoáy và chi tiết có ý nghĩa, chất thơ của một
bộ lưng oằn oại. Chúng ta có một nhận định hiện đại về việc làm đẹp – cái
đẹp không phải là cố hữu ở bất kỳ đâu; nó phải được tìm ra, bằng một cách
nhìn khác – cũng như một nhận định rộng rãi hơn về ý nghĩa, đã được minh
họa và củng cố rất vững chắc bởi nhiều cách sử dụng phim ảnh. Một thứ gì
đó mà có càng nhiều biến thể thì càng giàu có về ý nghĩa: thành thử ảnh
chụp ở Phương Tây nói nhiều hơn so với ở Trung Quốc ngày nay. Ngoài tất
cả những gì là đúng về Chung Kuo như một món hàng thức hệ (mà người
Trung Quốc cũng không sai khi thấy bộ phim ấy ngạo mạn), những hình
ảnh của Antonioni vẫn cứ rõ ràng là có ý nghĩa hơn bất kỳ những hình ảnh
nào do người Trung Quốc phát hành để giới thiệu về chính mình. Người
Trung Quốc không muốn ảnh chụp có rất nhiều ý nghĩa hoặc trông rất thú
vị. Họ không muốn nhìn thế giới từ một góc nhìn bất thường, không muốn
phát hiện những chủ đề mới. Ảnh chụp chỉ có nhiệm vụ trình bày những gì
đã được mô tả. Với chúng ta, nhiếp ảnh là một công cụ hai lưỡi để chế tạo
clichés (từ tiếng Pháp này có hai nghĩa: diễn đạt cũ mèm và âm bản nhiếp
ảnh) và chế biến những cách nhìn “tươi mới”. Với các nhà cầm quyền
Trung Quốc thì chỉ có một clichés – mà họ không coi là clichés nữa, mà là
những cách nhìn “đúng đắn”.
Ở Trung Quốc ngày nay, chỉ có hai hiện thực được công nhận. Chúng ta thì
lại thấy hiện thực như một số nhiều, vừa vô vọng vừa thích thú. Ở Trung
Quốc, cái được chỉ định là một vấn đề cần tranh luận thì chỉ có hai đường
lối về nó, một đúng một sai. Xã hội của chúng ta đề xuất cả một phổ các
lựa chọn và nhận thức phi tiếp nối. Xã hội của họ được kiến tạo quanh một
nhà quan sát lý tưởng duy nhất; và nhiếp ảnh đóng góp phần mình cho màn
Độc thoại Vĩ đại ấy. Với chúng ta, có nhiều “quan điểm” tản mác có thể thế