BÀN VỀ NHIẾP ẢNH - Trang 175

bay trực thăng vẫn quần đảo trên đầu và có tiếng súng nổ. Như trong một
giấc mơ. Một giấc mơ tôi không bao giờ quên.

Từ bài tường thuật của Alf Khumalo, một phóng viên da đen của tờ

Johannesburg Sunday Times, về buổi đầu của nhiều cuộc bạo loạn tại

Soweto, Nam Phi, đăng trên tờ The Observer [London] số Chủ nhật, 20-06-

1976

Nhiếp ảnh là “ngôn ngữ” duy nhất ai cũng hiểu ở tất cả mọi nơi trên thế
giới, nối liền mọi dân tộc và mọi nền văn hóa, kết nối loài người thành một
gia đình. Không phụ thuộc ảnh hưởng chính trị – nơi người ta được tự do –
nó phản ánh trung thực cuộc sống và các sự kiện, cho phép chúng ta chia sẻ
hy vọng và tuyệt vọng với mọi người, soi tỏ những tình trạng chính trị và
xã hội. Chúng ta trở thành nhân chứng của nhân tính và phi nhân tính của
nhân loại...

Helmut Gernsheim (Creative Photography, 1962)

Nhiếp ảnh là một hệ thống biên tập thị giác. Về cơ bản, nó là một vấn đề
khoanh vùng cái hình nón thị lực của chúng ta bằng một khuôn hình, trong
lúc đứng đúng chỗ và đúng lúc. Giống như đánh cờ, hoặc viết, nó là vấn đề
chọn lựa từ những khả dĩ có sẵn, nhưng trong trường hợp nhiếp ảnh, số
lượng những khả dĩ ấy không có hạn mà là vô hạn.

John Szarkowski

Đôi khi tôi sẽ dựng máy ở một góc phòng, ngồi cách nó một quãng với một
nút điều khiển từ xa trong tay, và quan sát mọi người trong lúc ông
Caldwell nói chuyện với họ. Có thể phải hàng giờ sau vẻ mặt và cử chỉ của
họ mới bộc lộ những gì chúng tôi muốn diễn đạt, nhưng đúng lúc ấy cảnh
trí đã được bắt giữ vào một tấm phim, trước khi họ biết vừa xảy ra điều gì.

Margaret Bourke-White

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.