BÀN VỀ NHIẾP ẢNH - Trang 28

chủ nghĩa, hoài nghi hoặc tin tưởng ở nhân loại. Nó sẽ là một thứ tri thức
có giá mặc cả được – một na ná tri thức, na ná minh triết; khi hành vi chụp
ảnh cũng là một na ná chiếm ngự, một na ná cưỡng hiếp. Chính sự im lặng
của cái mà người ta vẫn giả thiết là có thể hiểu được trong ảnh chụp làm
nên tính khiêu khích và vẻ hấp dẫn của chúng. Sự có mặt tràn lan của ảnh
chụp có một tác động không thể định lượng được tới cảm thức đạo đức của
chúng ta. Bằng cách bày biện cho thế giới đã chật chội này một bản sao
hình ảnh của chính nó, nhiếp ảnh khiến chúng ta cảm thấy như thế giới gần
gũi hơn trong thực tế.

Nhu cầu khẳng định hiện thực và nâng cao trải nghiệm bằng ảnh chụp là
một thái độ tiêu thụ thẩm mỹ mà giờ đây ai cũng đã mắc nghiện. Các xã hội
công nghiệp biến công dân của mình thành những thùng rác hình ảnh – một
dạng ô nhiễm tinh thần hầu như không thể cưỡng lại được. Những khao
khát cháy bỏng muốn nắm bắt cái đẹp, muốn thôi không dò tìm xuống dưới
vẻ ngoài của mọi vật nữa, muốn chuộc lỗi và vinh danh tấm thân của thế
giới – những yếu tố ấy của cảm xúc gợi dục được khẳng định trong khoái
cảm chụp ảnh. Nhưng nhiều cảm xúc kém giải tỏa hơn thế cũng được diễn
đạt nhờ chụp ảnh. Sẽ không sai khi nói rằng với những người cảm thấy bắt
buộc phải chụp ảnh mới chịu được, trải nghiệm đã biến thành một cách
nhìn. Cuối cùng thì trải nghiệm cái gì đó có nghĩa là phải chụp ảnh cái đó,
và tham gia vào một sự kiện công cộng ngày càng trở thành ngang hàng với
việc chỉ cần nhìn những ảnh chụp sự kiện ấy. Mallarmé, nhà mỹ học có
logic nhất thế kỷ 19, có nói rằng mọi thứ có mặt trên thế giới này chỉ cốt để
kết thúc trong một cuốn sách. Giờ đây, mọi thứ tồn tại chỉ để có mặt trong
một bức ảnh chụp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.