BÀN VỀ NHIẾP ẢNH - Trang 41

mạng khi đang chụp ảnh: đó là khi họ chụp cảnh chém giết lẫn nhau. Chỉ
có nhiếp ảnh chiến sự mới kết hợp chứng thị dục và nguy hiểm. Phóng viên
chiến trường không thể không can dự vào cái hoạt động nguy hiểm chết
người mà họ đang chụp ảnh; thậm chí họ còn mặc quân phục, dù không đeo
lon cấp bậc. Khi thấy cuộc đời (thông qua nhiếp ảnh) thực sự là một vở
kịch thống thiết, và coi máy ảnh như một vũ khí xâm lăng, tức là cũng đã
có tâm lý sẵn sàng chấp nhận thương vong. “Nhất định là phải có giới hạn,”
bà viết. “Nói có Trời, khi đám lính ấy bắt đầu xông đến, nhất định mình sẽ
hoảng loạn với cảm giác mình hoàn toàn có thể bị giết chết.” Bây giờ đọc
lại, những lời ấy của Arbus rõ ràng là mô tả một cái chết trên chiến trường:
sau khi đi quá những giới hạn nhất định, bà đã rơi vào ổ phục kích tâm
thần, tử thương bởi sự bộc trực và tò mò của chính mình.

Trong tinh thần lãng mạn xưa cũ của người nghệ sỹ, ai đủ tự tin sống qua
một mùa địa ngục đều liều mất mạng hoặc có sống mà về thì cũng bại hoại
tâm thần. Trào lưu tiên phong hùng tráng của văn học Pháp cuối thế kỷ 19
đầu 20 đã bày kín cả một lăng mộ danh nhân những nghệ sĩ không sống
qua được chuyến dấn thân địa ngục của mình. Nhưng ta phải thấy có sự
khác nhau rất lớn giữa hoạt động của một nhà nhiếp ảnh vốn luôn theo ý
muốn, và hoạt động của một nhà văn – có thể không như vậy. Nhà văn thì
có quyền và có thể cảm thấy buộc phải lên tiếng cho nỗi đau riêng của
mình – nghĩa là cho cái phần tư hữu của chính mình. Nhà nhiếp ảnh thì tình
nguyện đi tìm và khui ra nỗi đau của người khác.

Cho nên, cuối cùng thì cái quấy rầy ta mạnh nhất trong ảnh của Arbus hoàn
toàn không phải là chủ đề, mà là cái ấn tượng cứ tích tụ mãi lên về tâm thức
của người chụp ảnh: cái cảm thức rằng cái mà ta nhận được chỉ là một cách
nhìn riêng tư, chính xác là thế, một cái gì đó tự nguyện. Arbus không phải
là một nhà thơ tự cật vấn để làm thân với nỗi đau riêng của mình, mà là một
nhà nhiếp ảnh mạo hiểm ra thế giới để sưu tầm những hình ảnh đớn đau.
Mà với nỗi đau tìm được chứ không phải nỗi đau tự cảm, rất khó có được
một giải thích rõ ràng. Theo Reich, cái khoái lạc tìm thấy trong đau đớn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.