trong khi tiếp tục phản ánh lòng say mê truyền thống của nhiếp ảnh tư liệu
đối với người nghèo và người bị tước đoạt, những công dân bị bỏ quên của
quốc gia. Đến dự án nhiếp ảnh tập thể nhiều tham vọng nhất từng có ở đất
nước này, do Cơ quan An ninh Nông trại (Farm Security Administrationn –
FSA) tiến hành năm 1935 dưới sự chỉ đạo của Roy Emerson Stryker, cũng
chỉ quan tâm đến “các nhóm thu nhập thấp”
(1)
. Dự án FSA này, với ý tưởng
xây dựng một “kho tư liệu ảnh về các vùng nông thôn và các vấn đề nông
thôn” (theo lời Stryker), là một dự án tuyên truyền thẳng thừng. Đội ngũ
nhiếp ảnh gia được Stryker huấn luyện về thái độ đối với những vấn đề mà
họ sẽ phải chụp vào ảnh. Mục đích của dự án là cho thấy giá trị của những
người được chụp vào ảnh. Vì vậy, nó ngầm xác định quan điểm của tầng
lớp trung lưu, những người cần phải được thuyết phục rằng người nghèo là
thực sự nghèo, và người nghèo cũng có nhân phẩm. Ta học được nhiều điều
khi so sánh bộ ảnh của dự án FSA với các tác phẩm của Sander. Mặc dù
người nghèo không hề thiếu nhân phẩm trong ảnh của Sander, nhưng đó
không phải là do những ý định thông cảm của người chụp. Họ có nhân
phẩm bởi sự cận kề, và vì họ được nhìn với thái độ bình thường như bất kỳ
ai khác.
(1)
Mặc dù điều này cũng đã thay đổi, như thấy trong một công văn nội bộ
mà Stryker gửi cho đội ngũ của mình năm 1942, khi nhu cầu tinh thần của
Thế chiến II đã khiến cho hình ảnh người nghèo thành ra quá tiêu cực.
“Chúng ta phải có ngay lập tức: những hình ảnh đàn ông, đàn bà và trẻ em
bộc lộ lòng tin thực sự vào nước Mỹ. Hãy chọn những người có tinh thần
một chút. Quá nhiều anh trong hồ sơ của chúng ta hiện nay vẽ nước Mỹ
như một túp nhà của người già và đúng là ai cũng có vẻ quá già mà vẫn
phải làm việc, quá suy dinh dưỡng chả còn để ý đến những gì đang diễn ra
nữa... Chúng ta đặc biệt cần thanh niên nam nữ đang làm việc trong các
nhà máy của chúng ta... Những người vợ đảm việc nhà đang ở trong bếp
của họ hoặc đang hái hoa ngoài sân. Thêm những cặp vợ chồng với vẻ mặt
hài lòng...”