có ánh sáng thuận lợi) bao giờ trông cũng đẹp hơn ngoài đời. Việc ảnh chụp
thường được ca ngợi là chân thực cũng có nghĩa là hầu hết ảnh chụp, tất
nhiên, đều không chân thực. Mười năm sau khi phương pháp chụp ảnh có
âm và dương bản của Fox Talbot đã bắt đầu thay thế phương pháp
daguerreotype (kỹ thuật chụp ảnh đầu tiên) vào giữa thập niên 1840, một
nhà nhiếp ảnh người Đức đã sáng chế ra kỹ thuật sửa âm bản đầu tiên. Hai
tấm ảnh của ông – một có chỉnh sửa, cái kia không – đã làm kinh ngạc
người xem tại cuộc đấu xảo toàn cầu tại Paris năm 1855 (đó là đấu xảo toàn
cầu lần thứ hai, nhưng là lần thứ nhất có trưng bày sản phẩm nhiếp ảnh).
Tin tức về khả năng nói dối của máy ảnh khiến cho nghề chụp ảnh ngày
càng thịnh hành hơn.
Những hậu quả của dối trá nhất định là nghiêm trọng hơn trong nhiếp ảnh
khi so với hội họa, vì những hình ảnh phẳng thường có hình chữ nhật, là
những bức ảnh chụp, vẫn tự coi chúng là thật hơn tranh vẽ. Một bức tranh
giả (có những thuộc tính giả) làm sai lệch lịch sử nghệ thuật. Một bức ảnh
giả (đã bị chỉnh sửa hoặc thay đổi, hoặc có tiêu đề sai) thì khiến hiện thực
thành giả mạo. Lịch sử nhiếp ảnh có thể được rút gọn thành cuộc tranh đấu
giữa hai thôi thúc khác nhau: làm đẹp, có nguồn gốc từ mỹ thuật, và nói
thật, không chỉ đo lường bằng một ghi nhận về chân lý phi giá trị, một di
sản của các khoa học, mà còn bằng một lý tưởng đạo lý của việc nói thật,
vận dụng từ các mô hình văn học thế kỷ 19 và từ nghề báo chí độc lập mới
ra đời (lúc bấy giờ). Giống tiểu thuyết gia hậu lãng mạn và phóng viên báo
chí, nhà nhiếp ảnh được chờ đợi phải lột mặt nạ tính đạo đức giả và tiêu
diệt ngu dốt. Đây là nhiệm vụ mà hội họa không thể nhận lãnh do tính chất
chậm chạp và cồng kềnh của nó, cho dù có bao nhiêu họa sĩ thế kỷ 19 đã
cùng chung xác tín với Millet rằng cái đẹp là cái thật (le beau c’est vrai).
Những nhà quan sát sắc sảo đều nhận thấy rằng có cái gì đó trần trụi về sự
thật được truyền đạt ở một bức ảnh chụp, thậm chí cả khi người chụp nó
không hề có ý soi mói. Trong truyện Ngôi nhà bảy đầu hồi (The House of
the Seven Gables – 1851), Hawthorn cho nhà nhiếp ảnh trẻ tuổi Holgrave
nhận xét bức chân dung chụp bằng daguerreotype rằng “chúng ta chỉ đánh