đình, với khỏa thân (đề tài mà người ta tưởng là đã được hội họa khai thác
triệt để), với những tiểu vũ trụ của thiên nhiên. Nhiếp ảnh có vẻ đã tìm thấy
vai trò lớn lao của mình, như cầu nối giữa nghệ thuật và khoa học; và họa sĩ
đã bị cảnh báo là phải học hỏi từ những cái đẹp của ảnh chụp hiển vi và
chụp từ máy bay trong sách Von Material zur Architektur của Moholy-
Nagy, do Bauhaus xuất bản năm 1928 và có bản dịch tiếng Anh là The New
Vision (Cách nhìn Mới). Đó cũng là năm xuất hiện sản phẩm nhiếp ảnh bán
chạy đầu tiên, một cuốn sách của Albert Renger-Patzsch nhan đề là Die
Welt ist schön (Thế giới thật Đẹp), bao gồm một trăm bức ảnh, hầu hết là
cận cảnh, chụp từ một cái lá ráy đến đôi bàn tay của một người thợ gốm.
Hội họa chưa bao giờ dám hứa hẹn chứng minh thế giới là đẹp kiểu như
vậy.
Con mắt trừu tượng, thể hiện đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ giữa hai cuộc
đại chiến trong ảnh chụp của Strand, cũng như của Edward Weston và
Minor White – có vẻ là hình thành từ ảnh hưởng của những phát kiến của
các nhà họa sĩ và điêu khắc hiện đại. Strand và Weston, cả hai đều công
nhận cách nhìn của mình là tương tự với cách nhìn của Kandinsky và
Brancusi, có thể đã bị phong cách Lập thể sắc cạnh lôi cuốn như một phản
ứng với vẻ mềm mại trong các hình ảnh của Stieglitz. Nhưng cũng có thể
ảnh hưởng ấy lại theo hướng ngược lại. Năm 1909, trên tờ tạp chí Camera
Work của mình, Stieglitz đã ghi nhận ảnh hưởng không thể chối cãi được
của nhiếp ảnh với hội họa, mặc dù ông chỉ dẫn ra trường hợp của các họa sĩ
Ấn tượng có phong cách “định hình nhòa nét” đã là nguồn cảm hứng của
ông.
(1)
Còn Moholy-Nagy thì chỉ ra rất đúng trong cuốn The New Vision
rằng “kỹ thuật và tinh thần của nhiếp ảnh đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh
hưởng đến chủ nghĩa Lập thể”. Nhưng dù cho các nhà họa sĩ và nhiếp ảnh
có ảnh hưởng qua lại và chôm chỉa của nhau đủ mọi đường kể từ thập niên
1840, thì cách làm việc của họ vẫn trái ngược nhau về cơ bản. Nhà họa sĩ
tạo dựng, nhà nhiếp ảnh vạch trần. Nghĩa là, việc nhận diện cái được chụp
vào ảnh bao giờ cũng thống trị nhận thức của chúng ta về bức ảnh đó – mà
với một bức tranh thì không nhất thiết phải thế. Cái ta thấy trong bức ảnh