đạt tới ảo giác xác thực cao hơn nữa, phần lớn hội họa vẫn bị thống trị bởi
một nỗi ngờ vực đối với cái mà Duchamp gọi là võng mạc đơn thuần. Tinh
thần chủ đạo của nhiếp ảnh – vẫn huấn luyện chúng ta một “cách nhìn cao
độ” (như lời Moholy-Nagy) có vẻ gần gũi với thi ca hiện đại hơn là hội
họa. Trong lúc hội họa ngày càng trở thành ý niệm, thì thi ca (kể từ
Apollinaire, Eliot, Pound và William Carlos Williams) lại ngày càng khẳng
định mình thiên về thị giác hơn. (“Chân lý chỉ có trong sự vật”, như
Williams đã tuyên bố.) Cam kết của thi ca với cái cụ thể và quyền tự trị của
ngôn ngữ thơ song hành với cam kết của nhiếp ảnh với cái nhìn tinh khiết
(theo nghĩa nhìn chỉ để nhìn). Cả hai đều ám chỉ sự gián đoạn, những hình
thức không khúc chiết và một nhất quán có tính đền bù: vặn đứt mọi vật ra
khỏi chu cảnh của chúng (để nhìn chúng một cách tươi mới), gom mọi vật
vào với nhau một cách thiếu khuyết, theo những đòi hỏi chủ quan như lệnh
chỉ mà thường là tùy tiện.
Trong khi hầu hết những người chụp ảnh chỉ tuân theo những khái niệm đã
có về cái đẹp, các nhà chuyên nghiệp đầy tham vọng thường nghĩ họ đang
thách thức những khái niệm ấy. Theo những người hùng của chủ nghĩa hiện
đại, như Weston, cuộc phiêu lưu của nhà nhiếp ảnh là tinh hoa, có chất tiên
tri, lật đổ, phát hiện. Các nhà nhiếp ảnh tự cho mình đang thi hành nghĩa vụ
có tính tiên tri của Blake làm tinh sạch các giác quan, “tiết lộ cho người
khác thấy cái thế giới sinh động chung quanh họ”, như Weston mô tả trong
sách của mình”, cho họ thấy những gì đôi mắt không nhìn được của họ đã
bỏ lỡ”.
Mặc dù Weston (cũng như Strand) đã nói không quan tâm gì đến chuyện
nhiếp ảnh có là một nghệ thuật hay không, những đòi hỏi của ông đối với
nhiếp ảnh vẫn chứa đựng mọi giả định lãng mạn về nhà nhiếp ảnh như một
Nghệ sĩ. Sang thập niên thứ hai thế kỷ 20, nhiều nhà nhiếp ảnh đã tự tin
mang giọng điệu của một nghệ thuật tiên phong: vũ trang bằng máy ảnh, họ
đang chiến đấu với những cảm thức phục thuận, mải miết thực hiện lời hiệu
triệu Làm Mới (Make it New) của Pound. Nhiếp ảnh, chứ không phải “hội