Tiểu đạo sĩ dẫn đường xấu hổ đỏ bừng cả mặt: Nhan Phúc Thụy nói có
chuyện gấp muốn gặp quan chủ, còn tưởng rằng là vì chuyện Vương đạo
huynh bị bệnh. Vậy mà lại ở đây nói yêu quái gì đó. Ông ta cho rằng ông ta
đang đóng phim à?
Cậu ta bước đến níu cổ áo Nhan Phúc Thụy định kéo ra ngoài, bỗng
nhiên một tiếng cạch vang lên, dấu ấn hoa mai kia lăn lông lốc vài vòng
trên mặt đất. Lúc nó dừng lại bên chân, mặt ấn đỏ chữ Triện (4) hướng lên
trên hiện ra bốn chữ cứng cáp: Thương Hồng Ấn Giám.
(4) Kiểu chữ triện là một kiểu chữ cổ của thư pháp Trung Quốc. Nó có
nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời
kì Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính
thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng
rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán. Link tham khảo các
kiểu
chữ
Trung
Quốc:
http://tgpsaigon.
net/sites/default/files/Images/201407/image003. jpg
Tiểu đạo sĩ thoáng sửng sốt, không biết là nên kéo Nhan Phúc Thụy ra
hay không. Đợi một hồi thấy Thương Hồng vẫn cứng đơ không có động
tĩnh, trong lòng cậu ta thấp thỏm sợ hãi kêu lên: “Sư tổ?”
Thương Hồng bắt đầu ho khan không khống chế được. Tiểu đạo sĩ vội
vàng đi đến đấm lưng cho ông, vừa luống cuống tay chân vừa kéo ngăn tủ
tìm thuốc. Cổ họng Thương Hồng có vị tanh tanh, ông cúi đầu nhìn tay
mình đang run rẩy. Da thịt nhão nhẹt, bàn tay nhăn nhúm, năm đó tay của
ông không phải như thế.
Khi đó ông còn nhỏ, khoảng tám hoặc chín tuổi. Nghe theo lệnh của sư
phụ – đạo trưởng Lý Chính Nguyên – ôm thật chặt đứa trẻ sơ sinh trong
tấm áo choàng màu đỏ thêu trăm tử nghìn tôn (5). Người phụ nữ đầu tóc rối
bù trên giường muốn vùng vẫy bò xuống nhưng vẫn bị vây trong vòng lửa
của bùa trấn ma thiêu đốt kêu lên thảm thiết. Lý Chính Nguyên, Khưu Sơn
còn có Hoàng Ngọc của Hoàng Gia Môn đều cầm pháp khí, không ngừng
niệm chú. Gần như là mỗi một lần người phụ nữ kia gào lên đều là tiếng
kêu bi ai cào xé ruột gan.