đèn đường vàng vọt. Chiếc xe leo qua cầu. Dương Tử chưa hề rời khỏi nhà
một mình bao giờ, nó thấy buồn đến muốn phát khóc.
Xe chạy vào chợ Khởi Xuyên và dừng lại bên cạnh một thương xá to,
Dương Tử cuốn theo đoàn người xuống xe đi về phía nhà ga xe hỏa.
Xe hỏa sắp chạy, đứng bên dưới ngẩng mắt nhìn lên xe. Người đàn bà
ngồi nơi khung cửa trước mặt nhìn nó cười. Giống mẹ ta quá! Dương Tử
lưu luyến. Một hồi còi hụ to. Người đàn bà bình thản quay vào trong nói
chuện với người đàn ông bên cạnh.
Chuyến tàu đã chạy. Dương Tử ngơ ngác nhìn theo, nó không biết bây
giờ đi về đâu. Trở về nhà? Không được, gương mặt dễ sợ của mẹ…Phải
rồi, một tia hy vọng lóe qua óc non nớt. Đến nhà dì Thăng vậy.
Nhà dì Thăng, mẹ Dương Tử thường đưa nó đến, con đường quen thuộc
quá đối với Dương Tử. Nó vội rảo chân men theo vỉa hè.
Nhà dì Thăng là căn nhà hai tầng cất bằng gỗ, nằm trong khu đất khá
rộng, hành lang bên mặt đưa đến nhà bếp, nhà vệ sinh, và cuối hành lang
bên trái là phòng tập vũ. Tử Thăng ngụ ở trên lầu và tầng dưới cùng dùng
làm nơi tiếp khách.
Khách của Tử Thăng rất nhiều, nhưng gần như chẳng dính dấp gì đến
nghề dạy vũ của nàng cả. Đại khái gồm mấy ông giáo sư trung học, bác sĩ,
nhân viên ngành ngân hàng, thương gia, văn sĩ…Những ông khách này rất
tự nhiên, họ đến đây và xem đây như nhà họ, nằm vật nằm dựa khắp nơi, có
khi ngồi lên bệ cửa sổ bàn luận thời sự thế giới, hoặc đôi lúc chỉ là một màn
nhậu nhẹt suông.
Chuyện ăn uống của họ cũng lạ. Tử Thăng để mặc những người bạn của
mình tự do hành động, thức ăn thức uống gần như là hoàn toàn do họ mang
đến. Thí dụ trong một buổi họp mặt nào đó có người nói:
— Ê, hôm nay hết gạo rồi đó nhé.
Thì ngày mai không hiểu ai đã tự động mang gạo đến, Vì vậy nhiều lúc
sự tự nhiên trở nên thật buồn cười.
Giữa thế giới của phòng tiếp khách này, người ngoài đến họ sẽ ngạc
nhiên khôn cùng khi chứng kiến một cuộc thảo luận, vì đôi khi họ sẽ có